Thanh Hóa: "Vua" cá tầm trên đỉnh Pù Rinh

Sau 10 năm lăn lộn với núi rừng, ông Hà Khắc Sâm đã nuôi thành công cá "quý tộc", được xem là "vua" cá tầm, cá hồi ở Thanh Hóa, với doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm

Cá tầm
Nuôi cá tầm ở Thanh Hóa với doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm. Ảnh: parody.fandom.com

Dưới chân núi Pù Rinh, bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa hiện có một trang trại nuôi cá tầm, cá hồi của ông Hà Khắc Sâm (SN 1966, người địa phương), được xem lớn nhất xứ Thanh. Được mệnh danh là "vua" cá tầm, cá hồi ở xứ này, ông Sâm đã phải vượt qua vô vàn khó khăn để có được thành quả như ngày hôm nay.

Như một cơ duyên

Năm 2010, vừa từ nước ngoài trở về và đang là chủ của một doanh nghiệp xây dựng ở TP Thanh Hóa, ông Hà Khắc Sâm biết được thông tin UBND tỉnh Thanh Hóa đang khảo sát đưa mô hình nuôi cá tầm, cá hồi từ Sa Pa (Lào Cai) về nuôi thử tại huyện Lang Chánh, do nguồn nước khu vực núi Pù Rinh có nhiệt độ phù hợp nuôi loại cá quý này.

Với máu mê kinh doanh, ông Sâm đã đứng ra nhận dự án, dù bản thân chưa hề có kinh nghiệm với nghề nuôi cá. Thấy được quyết tâm của ông Sâm, UBND huyện Lang Chánh đồng ý để ông thực hiện dự án nuôi cá này, được UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 200 triệu đồng. "Nói thật, lúc đó nhận dự án tôi cũng rất lo, kinh nghiệm chưa có, đây lại là dự án điểm, thành công thì không sao nhưng thất bại không biết sẽ như thế nào vì vốn đầu tư cho loài cá khó tính này rất lớn" - ông Sâm nhớ lại.

Được huyện Lang Chánh trao gửi niềm tin, ông Sâm bắt tay ngay vào việc, biến vùng đất gian khó, hoang vu dưới chân núi Pù Rinh thành một trang trại nuôi cá tầm, cá hồi. "Khi đã vào việc mới thấy dự án này khó khăn thế nào, dòng nước suối Tá nằm tít trên đỉnh Pù Rinh, trong khi việc dẫn nước xuống núi rất khó khăn. Ngoài bỏ công sức ra mở đường đưa nước về bể, tôi còn đi khắp các trại nuôi cá tại Sa Pa để học hỏi kỹ thuật nuôi. Lúc đầu, nhiều người tỏ ra ái ngại cho dự án này của tôi, vì theo nhiều người, chỉ có "khùng" mới lên núi nuôi cá" - ông Sâm cho hay.

Khi việc chuẩn bị đã căn bản, ngay vụ đầu tiên ông Sâm đã bỏ ra 420 triệu đồng để mua 6.000 con cá hồi về thả. Đến thời điểm thu hoạch, ông Sâm không thể lường trước được khó khăn đầu ra, do thị trường trong tỉnh chưa chuộng loại cá này nên ông phải mang cá ra tận Hà Nội tìm nơi tiêu thụ. "Loài cá này sống trong môi trường nước lạnh nên bị chết nhiều trong quá trình vận chuyển đi tiêu thụ xa. Lứa nuôi đầu tiên vì thế chỉ hòa vốn" - ông Sâm tâm sự.

Bể cá tầmBể nuôi cá tầm tại trang trại của ông Hà Khắc Sâm. Ảnh: nld.com.vn

Do là nghề mới lạ, chi phí nuôi lớn nên đến lứa thứ 2, gia đình ông Sâm bắt đầu thấy lo lắng khi cuối năm 2011, toàn bộ số cá khoảng 8 tấn mà gia đình bỏ công, bỏ sức nuôi suốt nhiều tháng bị một trận mưa lớn cuốn trôi tất cả. Hàng tỉ đồng bỏ ra suốt 2 năm coi như đi tong. Vợ ông, vì mất tiền tiếc của, ốm cả tháng trời.

"Sau vụ đó, nhiều người động viên, chia sẻ nhưng cũng có người khuyên ngăn nên dừng lại. Nhưng tiếc bao công sức đã bỏ ra, lại được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền địa phương, tôi quyết tâm làm lại. Để có tiền, gia đình đã vay thêm 1 tỉ đồng từ ngân hàng để xây thêm 6 bể nuôi cá thương phẩm và 5 bể cá giống. Năm 2013, ngoài thả 4.000 con cá hồi, tôi đưa về nuôi thử nghiệm 10.000 con cá tầm" - ông Sâm nhớ lại.

Trời không phụ công người, sau vụ xuống giống này ông Sâm đã xuất bán, thu về trên 2 tỉ đồng, trừ hết chi phí, còn lãi khoảng 500 triệu đồng. Kể từ lần đó, nghề nuôi cá tầm, cá hồi của gia đình ông Sâm cứ thế phát triển theo từng năm, giúp gia đình có nguồn thu nhập cao, ổn định, đồng thời tạo ra thương hiệu "vua" cá tầm, cá hồi trên đất Thanh Hóa.

Cá tầm nuôiÔng Sâm giới thiệu sản phẩm cá tầm nuôi ở trang trại của mình. Ảnh: nld.com.vn

Nâng tầm vị thế huyện nghèo

Theo ông Hà Khắc Sâm, bình quân mỗi năm trang trại xuất khoảng 9 tấn cá thương phẩm, với giá bán 400.000 đồng/kg cá hồi, 250.000 đồng/kg cá tầm, doanh thu gần 3 tỉ đồng, lời khoảng 500 - 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Không chỉ mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình, trang trại của ông còn tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức lương từ 6 -7 triệu đồng/tháng và nhiều lao động mùa vụ.

Ông Sâm cho biết ngoài nguồn nước lạnh (là yếu tố tiên quyết) thì việc lựa chọn nguồn thức ăn cũng rất quan trọng. Hầu hết thức ăn cho cá của trang trại đều được ông nhập từ nước ngoài về, giá cả rất đắt đỏ nhưng khi xuất bán thịt cá sẽ thơm ngon, bảo đảm dinh dưỡng nên bán được giá. "Cá nuôi ở đây có nguồn nước sạch sẽ, khí hậu mát quanh năm, cá khỏe mạnh nên ngon không thua kém cá nhập khẩu từ nước ngoài. Gia đình đang dự định sắp tới đây, sẽ đầu tư mở rộng thêm vài bể lớn để nuôi cá, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các địa phương khác" - ông Sâm phấn khởi.

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã Trí Nang, khẳng định mô hình nuôi cá tầm, cá hồi của gia đình ông Sâm là mô hình điểm của địa phương, có hiệu quả kinh tế cao. "Chúng tôi đang nghiên cứu mở rộng mô hình, từ đó giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, tạo sự kết hợp đưa du lịch cộng đồng phát triển hơn nữa vì xã chúng tôi có tiềm năng về du lịch" - ông Hùng nói. 

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 21/12/2022
Thanh Tuấn
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 22:26 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 22:26 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 22:26 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 22:26 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 22:26 02/11/2024
Some text some message..