Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển ngành phụ phẩm tôm Việt Nam

Lần đầu tiên Việt Nam đã chính thức cho ra đời quỹ hỗ trợ phát triển dành riêng cho ngành phụ phẩm tôm.

Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển ngành phụ phẩm tôm Việt Nam
Phụ phẩm từ tôm - nguồn nguyên liệu quý giá. Ảnh: Dr. Greg Davis/broadmoorumc.org

Ngay sau khi thành lập, Quỹ hỗ trợ phát triển ngành phụ phẩm tôm Việt Nam đã trao 1,5 tỷ đồng cho các sinh viên chuyên ngành thuộc trường Đại học Nha Trang. Đây là chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trường Đại học Nha Trang và Công ty Cổ phần Việt Nam Food đồng sáng lập. Mục đích chính là để hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, nghiên cứu sản xuất, phát triển các sản phẩm từ ngành phụ phẩm tôm.

Theo các đơn vị đầu ngành, lâu nay ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về phụ phẩm tôm nhưng thực tế ứng dụng và sản xuất chưa nhiều do thiếu trang thiết bị, kinh phí triển khai. Do đó, việc quỹ trên ra đời sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy lĩnh vực này ngày càng phát triển hơn.

Mỗi năm ngành tôm Việt Nam cho ra hàng trăm nghìn tấn phụ phẩm. Nếu không có giải pháp chế biến, xử lý bài bản, phụ phẩm tôm sẽ bị lãng phí và trực tiếp đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành hàng này. Đây là vấn đề trọng tâm được đưa ra tại Hội thảo quốc tế công nghệ và giải pháp nâng cao giá trị ngành phụ phẩm tôm Việt Nam.

Theo các doanh nghiệp, phụ phẩm tôm là những phần sẽ bị bỏ đi trong quá trình chế biến như: đầu, vỏ, gan, tụy. Mỗi năm lượng phụ phẩm tôm của Việt Nam đạt từ 250.000 - 320.000 tấn. Lâu nay, phụ phẩm tôm gần như được xem là phế liệu trong ngành thủy sản. Điều này rất lãng phí vì theo các nhà khoa học, phụ phẩm tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có thể chế biến dầu ăn, nước chấm, dược phẩm, mỹ phẩm. Tuy nhiên, đến nay phụ phẩm tôm chủ yếu là làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi.

VTV
Đăng ngày 24/10/2018
PV

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 12:51 01/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:51 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 12:51 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 12:51 01/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 12:51 01/07/2024
Some text some message..