Thanh tra cấp cơ sở có cũng như không

Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) được ví như "hành lang thép" để quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản. Thế nhưng, hiện có quá nhiều nội dung khiến đối tượng điều chỉnh không thực hiện được, ngay cả địa phương cũng lơ là trong quản lý, còn lực lượng thanh tra cấp cơ sở thì có cũng như không.

thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng vô tội vạ, thanh tra cơ sở kiểm tra không xuể.

Việc ban hành Thông tư 14 về quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp thời gian qua có một số chuyển biến tích cực, song tình trạng vi phạm điều kiện kinh doanh, sản xuất vẫn thường xuyên xảy ra.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, khi xây dựng Thông tư 14 đã đưa vào quá nhiều quy định rồi không triển khai được. Đồng tình với quan điểm này, Cục Trồng trọt thừa nhận, Thông tư 14 của Bộ còn quá rườm rà, khó triển khai. Tập huấn xong cho cấp huyện về Thông tư 14 nhưng khi huyện triển khai xuống xã rất khó. "Họ cứ “ù ù cạc cạc”, rối hết lên vì nhiều thứ quá”, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh.

Cũng theo ông Định, thực tế để tuyên truyền cho người nông dân chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu sinh học rất khó. Vì nông dân phun thuốc phải nhìn thấy con sâu chết ngay, nên tồn tại tâm lý phải thuốc hóa học có độ độc cao mới đáp ứng được. Thuốc trừ sâu sinh học an toàn nhưng sâu chết từ từ, bà con không thích.

Trong khi đó, lực lượng thanh tra chủ công trong kiểm soát việc thực hiện Thông tư 14 thi còn hạn chế, chưa được đào tạo nhiều về quy chế phối hợp liên ngành ở địa phương. Nhiều nơi thanh tra phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực. Một số nơi việc xử lý mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, chưa truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chất lượng của hàng hóa vi phạm...

Nông dân thì với thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách vô tội vạ còn cán bộ chuyên môn cấp xã (phường) thì lại đang bị đánh giá là khâu yếu nhất trong quản lý... Do vậy, việc vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản cứ xảy ra một cách "tự nhiên".

Kiểm tra hoạt động sản xuất tại Kiên Giang - một vựa lúa khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, các cục chức năng của Bộ NN&PTNT ghi nhận, trung bình một vụ, người dân phun từ  9-13 lần thuốc, như vậy thì đồng ruộng không khác gì bị "tắm thuốc”. Còn theo số liệu thống kê đến tháng 2/2014 cả nước mới chỉ có 12 địa phương gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ NN&PTNT. Kết quả kiểm tra, phân loại, 100% các cơ sở sơ chế, chế biến động vật và sản phẩm động vật xếp loại C (cơ sở yếu kém, không đủ điều kiện).

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, tái kiểm tra các cơ sở yếu kém này nhưng không hề chuyển biến. Điển hình như, cơ sở thu gom, kinh doanh nguyên liệu thủy sản 90% xếp loại C, cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản có tới gần 95% yếu kém, cơ sở sơ chế, chế biến rau, củ quả 100% yếu kém, không đủ điều kiện.

Thực tế, nhiều sản phẩm vật tư nông nghiệp được cơ sở sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật làm giả, kém chất lượng được phát hiện không những gây thiệt hại về kinh tế, thất bát mùa vụ mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng. Như vật mục đích cuối cùng của việc ban hành Thông tư 14 là góp phần siết chặt quản lý an toàn thực phẩm vẫn chưa thực hiện được.

Bộ NN&PTNT yêu cầu, trong thời gian tới, các Cục, Vụ phải xem xét, tinh giảm lại các quy định của Thông tư 14 theo hướng dễ hiểu, dễ làm để các địa phương thực hiện. Đồng thời cần phải xem lại hiệu lực của văn bản cũng như cách chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, mặc dù cấp cơ sở cũng có tổ chức thanh tra nhưng hiện rơi vào thực trạng “có cũng như không”. Con người đào tạo không đến nơi đến chốn, kinh phí không có. Nếu thanh tra cơ sở không làm được mà chỉ dựa vào Thanh tra Bộ thì không giải quyết được vấn đề.

Theo Thanh Tra
Đăng ngày 10/03/2014
Hữu Oanh
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 10:10 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:10 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:10 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:10 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:10 11/01/2025
Some text some message..