Thật hư về tác hại của ethoxyquin

Gần đây tại các cơ sở chăn nuôi, các công ty sản xuất chế biến thực phẩm, các hội, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và vật nuôi, thậm chí là cả giới khoa học trên thế giới, đã nổ ra những cuộc tranh luận gay gắt về tính an toàn của ethoxyquin. Vậy thực hư ra sao?

tác hại của ethoxyquin
Ethoxyquin

Vào cuối những năm 1950, ethoxyquin (tên thương mại là santoquin, santoflex, EQ) đã được cho phép dùng làm phụ gia thực phẩm để bảo quản (E324) chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phân hủy của một số vitamin, ngăn chặn sự phân hóa các chất béo và các hợp chất liên quan, đồng thời ngăn peroxide hình thành trong các loại thức ăn chăn nuôi. Ethoxyquin cũng thường được sử dụng trong các loại gia vị để chống mất màu do quá trình oxy hóa của các sắc tố carotenoid tự nhiên.

Các nghiên cứu về ethoxyquin gần đây

Năm 1969, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cùng ban hành 2 bản báo cáo (số hiệu FAO/ PL:1969/M/17/1 và WHO/Food Add./70.38) về “Thẩm định một số dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm”. Trong đó, tại Chương 159 nói về nghiên cứu ethoxyquin, nhiều thí nghiệm đã được phân tích rất rõ.

Theo đó, các nghiên cứu trên chuột và chó cho thấy có xuất hiện tác dụng độc hại trên gan và thận ở nồng độ ethoxyquin trong thức ăn từ 250 ppm trở lên đối với chuột, và từ 10 mg/kg đối với chó. Ở nồng độ thấp (khoảng 50 ppm), ethoxyquin nhanh chóng bị chó, chuột và gà bài tiết. Ethoxyquin dễ chuyển hóa thành chất hòa tan và nếu quá trình bài tiết xảy ra thuận lợi, ít có khả năng ethoxyquin lưu lại trong cơ thể.

Trong một nghiên cứu khác vào tháng 3/2003, Câu lạc bộ Chuột ở Mỹ (Rat & Mouse Club of America – RMCA) đã chỉ ra một số đặc tính kháng ung thư của ethoxyquin. Ethoxyquin trong thức ăn của chuột được cho là có thể ngăn ngừa ung thư gan do độc tố aflatoxin gây ra. Aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên phổ biến trong thực phẩm, nhất là trong ngô và các loại hạt. Chuột là loài dễ bị ung thư nhất do ảnh hưởng của aflatoxin. Ngoài ra, ethoxyquin trong thức ăn của chuột cũng được cho là yếu tố góp phần ngăn cản sự tiến triển của các khối u ở vú.

Theo TS. W. Jean Dodds, Chủ tịch Trung tâm Thú y Hemopet (Mỹ), ở động vật trong phòng thí nghiệm, ethoxiquin làm tăng vitamin gan A từ 2-5 lần, trong thức ăn chăn nuôi với hàm lượng cao hơn, chúng làm tăng nồng độ vitamin E trong máu lên 2 lần. Ethoxyquin được đánh giá là độc tính cấp 3, hay nhóm độc tính trung bình. Nếu nhiễm phải với nồng độ từ 0,5 – 5g/kg có thể gây tử vong ở người. Nhưng mức độ này chưa độc bằng aspirin hay cafein, những chất vẫn được sử dụng rất phổ biến trên thị trường. Dựa vào những dữ liệu trên để nghi ngờ về sự an toàn của việc sử dụng ethoxyquin là hoàn toàn không chính xác.

Ethoxyquin gây hại cho sức khỏe con người ?

Trong những năm 1990, Trung tâm Thú y của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) bắt đầu nhận được báo cáo từ các chủ sở hữu chó gán sự hiện diện của ethoxyquin trong thức ăn cho chó với vô số tác dụng phụ, chẳng hạn như phản ứng dị ứng, các vấn đề về da, suy nội quan, những vấn đề về hành vi và ung thư.

Thậm chí, một số suy đoán còn cho rằng chất ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ở người. Tuy nhiên cho đến nay, FDA mới chỉ có 1 xác nhận về sự liên quan của ethoxyquin đến sự tích tụ của Protoporphyrin-IX trong gan, nhưng không có tổn hại sức khỏe nào được báo cáo từ trường hợp này.

Năm 1997, FDA đã yêu cầu (không bắt buộc) các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tự nguyện hạn chế hàm lượng ethoxyquin từ 150 ppm xuống còn 75 ppm cho đến khi có thêm bằng chứng mới.

Riêng trong thực phẩm dành cho người, FDA bắt buộc mức dư lượng ethoxyquin tối đa là 5 ppm (5 ppm trong các chất béo chưa nấu chín từ động vật - trừ gia cầm; 3 ppm trong gan và mỡ gia cầm chưa nấu chín; 0,5 ppm trong các cơ thịt động vật chưa nấu chín; 0,5 ppm trong trứng gia cầm; và 0 ppm trong sữa).

FDA đã xác nhận rằng, đến thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng khoa học y tế nào xác định ethoxyquin ở mức giới hạn như trên gây tổn hại cho sức khỏe con người hoặc động vật.

Tháng 11/2004, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency – EPA) chỉ ra rằng ethoxyquin không phải là chất gây quái thai hay phát triển độc tố khi thí nghiệm trên chuột. Đồng thời, EPA cũng công nhận việc sử dụng ethoxyquin là hợp lệ nếu được đăng ký rõ ràng và ghi nhãn mác cụ thể trên bao bì.

Hiện nay, Mỹ, Nhật Bản, Đức,… là những nước sản xuất ethoxyquin hàng đầu thế giới. Điển hình, ethoxyquin sản xuất tại Công ty Hóa chất Monsanto (Mỹ) được XK đến nhiều nước như Anh, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Áo, Thụy Sĩ, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Nam Phi, Mehico, Côlômbia, Peru, Chile, Braxin, Philipin,…

Chưa được xác thực nhưng đã được thi hành

Rõ ràng, những nghi ngại về ethoxyquin mới chỉ là những suy đoán chưa được chứng minh và công nhận. Tuy vậy, dựa vào những phỏng đoán mơ hồ đó, ethoxyquin vẫn được sử dụng để dựng lên một rào cản thương mại rất hiệu quả.

Ngày 31/8/2012, Nhật Bản đã ra lệnh kiểm tra 100% các lô hàng sản phẩm tôm NK từ Việt Nam với quy định mức dư lượng ethoxyquin không được cao hơn 0,01 ppm. Tháng 9/2012, sau Việt Nam, tôm Ấn Độ cũng cùng chung số phận bị tăng cường kiểm soát. Hậu quả là, đang đà tăng trưởng mạnh mẽ (23 - 52%) trong 5 tháng trước đó, tôm Việt Nam xuất sang Nhật đã quay đầu giảm mạnh (từ âm 1,4% đến âm 16,6%) trong 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, tính đến ngày 13/9/2012, Ấn Độ đã bị Nhật từ chối khoảng 200 côngtenơ tôm.

Không chỉ Nhật Bản, từ cuối tháng 11/2012, Hàn Quốc cũng bắt đầu áp dụng kiểm tra ethoxyquin trong tôm NK từ các nước, với cùng mức giới hạn dư lượng 0,01 ppm. Đây được xem là mức rất khắt khe, khó có DN nào đáp ứng được.

Điều này rõ ràng là phi lý và không có cơ sở, vì giới hạn 0,01 ppm không dựa trên bất kỳ nghiên cứu khoa học nào được quốc tế công nhận. Phải đến tháng 11/2012, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản mới tiến hành thí nghiệm về ethoxyquin để làm cơ sở đối chứng và dự kiến đến tháng 2/2013 mới có kết luận chính thức.

Cho đến nay, chưa hề có một báo cáo nào về tổn hại sức khỏe mà người dân Nhật gặp phải do dùng tôm NK có dư lượng ethoxyquin cao hơn 0,01 ppm. Ngược lại, những thiệt hại do quy định này gây ra đối với các nhà XK tôm như Việt Nam và Ấn Độ thì lại rất rõ ràng và cụ thể.

Rõ ràng, trước khi có những nghiên cứu và bằng chứng xác thực, mọi rào cản dựa trên những đồn đoán thiếu căn cứ là bất công và vô giá trị, đi ngược lại tinh thần tự do hóa và cơ sở pháp lý của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Phía Ấn Độ đã tuyên bố, năm 2013 họ sẽ khởi kiện lên WTO nếu Nhật không dỡ bỏ ngay quy định vô lý trên.

Vietfish
Đăng ngày 13/03/2013
trần duy
Môi trường

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 00:58 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:58 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 00:58 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 00:58 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 00:58 05/11/2024
Some text some message..