Thay đổi cách bán cá tầm

Việc cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam làm cho nhiều người nao núng thì tại Thái Nguyên, cách khắc phục khó khăn của một số hộ chăn nuôi đã chứng minh được sự hợp lý và hiệu quả.

cá tầm, cá tầm nhập lậu

Ngồi trên lửa

Ông Nguyễn Mạnh Thơm (chủ cơ sở chăn nuôi cá tầm tại xóm Kẹm, xã La Bằng, huyện Đại Từ) cho biết, cơ sở đã đầu tư nguồn vốn 3 tỷ đồng để tạo đường ống dẫn nước lạnh từ chân núi Tam Đảo về các bể có dung tích khoảng 1.000 mét khối. Với dung tích đó, cơ sở đã thả hơn 8.000 con cá tầm. Đến nay, số lượng cá tầm đạt trọng lượng từ 2,5 - 3 kg/con là 2.500 con. Số cá đạt trọng lượng từ 1,5 - 2 kg/con là 5.500 con...

Cá đến kỳ thu hoạch cũng như trồng cây đến ngày hái quả nhưng người thả cá chẳng thể vui. Theo ông Thơm, trước tình trạng nhập lậu của cá tầm Trung Quốc nên suốt từ đầu tháng tư đến nay, cơ sở của ông mới bán được khoảng 6 tạ cá.

Có sản phẩm mà không xuất được, mỗi ngày số lượng gần 20 tấn cá trong bể lại ngốn hết 1 tạ cám, tương đương với gần 6 triệu đồng. Ế ẩm mà chẳng thể bán chạy gỡ vốn, không khác nào ngồi trên lửa, chúng tôi mong Nhà nước khẩn trương có chính sách hỗ trợ về vốn hoặc bao tiêu sản phẩm mới mong thoát khỏi khó khăn hiện nay - ông Thơm nói.

Ông Vũ Đình Thịnh (Giám đốc Trung tâm Thủy sản Thái Nguyên) cho biết, ngoài việc ngăn chặn cá tầm nhập khẩu, Nhà nước cũng cần tính đến việc bảo trợ hàng trong nước. Về lâu dài, là địa phương có tiềm năng rất lớn đối với chăn nuôi cá tầm, ngành thủy sản Thái Nguyên sẽ tính đến việc quy hoạch để nghề nuôi cá tầm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững.

Thay đổi cách bán hàng

Mặc cho các nguồn thông tin cá tầm nhập lậu làm giá sụt giảm, cơ sở nuôi cá tầm của ông Trần Ngọc Phúc (ngay bên cạnh cơ sở của ông Nguyễn Mạnh Thơm thuộc xóm Kẹm, xã La Bằng, huyện Đại Từ) vẫn bán được giá từ 200 đến 250 ngàn đồng/kg.

Ông Phúc cho rằng, dù chưa kiểm chứng cá tầm Trung Quốc có chất lượng như thế nào nhưng chắc chắn, người Việt Nam sẽ tẩy chay sản phẩm nhập lậu. Vậy thì người cung ứng phải làm thế nào để đảm bảo cho một số lượng lớn nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay tin tưởng và khẳng định sản phẩm cá tầm đó là do hộ chăn nuôi tại Việt Nam sản xuất.

Trước tín hiệu kìm giá của các nhà hàng lớn chuyên đặt mua cá tại cơ sở của mình, ông Phúc đã chuyển hướng bằng cách bán hàng tại chỗ. Xuất phát điểm là suối nước lạnh từ rừng Tam Đảo chảy về, ông Phúc cho dựng một ngôi nhà sàn bên bờ suối để đón tiếp và phục vụ ăn uống tại chỗ cho các đoàn khách du lịch sinh thái.

Chỉ trong mấy ngày nghỉ 30/4, 1/5 vừa qua, cơ sở của ông đã làm 20 mâm cơm với sản lượng tiêu thụ gần 50 kg cá tầm. Ông Phúc cho biết, ban đầu chủ yếu là khách tại xã và huyện, nay đã có nhiều đoàn khách của cả cơ quan lẫn gia đình từ thành phố và các huyện khác về “khu du lịch” của ông. Qua đó, cũng đã có thêm nhiều đơn đặt hàng của người tiêu dùng.

“Cái khó ló cái khôn”, ông Nguyễn Tất Đắc là chủ cơ sở nuôi cá tầm tại xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai) cho biết, khi việc bán cá gặp khó, ông chủ động tìm nguồn bằng cách liên hệ với các cơ quan công sở để cung ứng hàng với số lượng lớn phục vụ hội nghị, tiệc cưới…

Ngoài ra, về phương pháp chăn nuôi, với tổng số các bể cá có dung tích 1.000 mét khối, cơ sở đã thả cá rải ra nhiều lứa để tránh tình trạng thu hoạch dồn dập sẽ dẫn tới ứ đọng sản phẩm. Là người từng thực hiện nhiều dự án về phát triển chăn nuôi thủy sản cho Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, theo ông Đắc thì nhiều khả năng thịt cá tầm của Trung Quốc sẽ tồn dư chất tăng trọng lớn.

Vấn đề là chất tăng trọng đó có tỷ lệ bao nhiêu, ảnh hưởng như thế nào đối với người tiêu dùng thì các cơ quan chức năng cần sớm có câu trả lời.

>> Qua thực tế tiếp thị và bán hàng của cơ sở, ông Đắc khẳng định, điều cốt lõi là người dân Việt Nam nào cũng muốn dùng cá tầm Việt Nam. Nếu các chủ hộ chăn nuôi uy tín cũng như người sử dụng tìm được tiếng nói chung thì cá tầm nhập lậu sẽ không có chỗ đứng trên thị trường.

 

báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 19/05/2013
Đồng Văn Thưởng
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:43 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 10:43 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:43 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:43 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 10:43 05/11/2024
Some text some message..