Thay thế 75% dầu cá bằng tảo trong thức ăn của tôm

Báo cáo mới đây của các nhà khoa học Hoa Kỳ đã cho thấy một nguồn nguyên liệu có nhiều trong vùng biển Việt Nam có thể thay thế đến 75% nguồn dầu cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng.

Thay thế 75% dầu cá bằng tảo trong thức ăn của tôm
Tảo biển - nguồn nguyên liệu giàu DHA

Việc tìm kiếm các loại nguyên liệu mới nhằm thay thế bột cá giúp giảm giá thành sản xuất trong hoạt động nuôi tôm đang là một xu thế tất yếu hiện nay khi nguồn cung bột cá ngày càng khan hiếm. Có rất nhiều các đề xuất cho việc thay thế bột cá những vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi như bánh đậu đậu phộng lên men, men bia thủy phân, đạm côn trùng… Gần đây các nhà khoa học châu Âu đã cung cấp thêm thông tin về nghiên một nguyên vật liệu mới giúp thay thế bột cá cho ngành công nghiệp nuôi tôm.

Schizochytrium sp. là một loài tảo biển dị dưỡng thuộc họ Thraustochytriidae được phát hiện và phân lập ở Việt Nam. Trên thế giới chúng đang được sử dụng để sản xuất thương mại DHA, làm thức ăn bổ sung cho người và động vật nuôi. Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy tại các bãi biển và rừng ngập mặn, có nhiều ở Phú Quốc, Kiên Giang. 

Tác dụng thay thế của tảo Schizochytrium trên tôm

Một thí nghiệm 12 tuần đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả từ việc thay thế dầu cá (FO) trong thành phần thức ăn của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) bằng chế độ ăn có chứa tảo (Schizochytrium sp. [AM]) và dầu thực vật (VO: dầu hạt lanh [L] và dầu đậu nành [S]). 

Với mục đích này, 15 bể thí nghiệm (110L) được bố trí ở hệ thống lọc nước tuần hoàn trong nhà (độ mặn, 27–28 ppt) và hệ thống lọc hạt nhựa và bộ lọc sinh học 2.000L. Tôm ấu niên (trọng lượng ban đầu, 3,15 ± 0,01 g) được phân bố mọt cách hoàn toàn ngẫu nhiên thành năm nhóm khác nhau, mỗi nhóm được lặp lại ba lần và cho ăn một trong năm loại protein với mức chuẩn là 400 g / kg và chứa lipid 100 g / kg, bao gồm

Nhóm đối chứng (50 g/kg FO),

FO ‐ AM0 (80 g/kg FO),

FS ‐ AM1 (40 g/kg FO + 20 g/kg VO + 28,8 g/kg AM),

FLS ‐ AM2 (20 g/kg) FO + 20 g/kg VO + 58,7 g/kg AM)

LS ‐ AM3 (0 FO + 20 g/kg VO + 88,5 g/kg AM).  

Kết quả cho thấy không có sự khác biệt trong hầu hết các thông số hiệu suất tăng trưởng, ngoại trừ trọng lượng cơ thể cuối cùng, thấp hơn đáng kể (p <0,05) trong nhóm cho ăn chế độ ăn LS ‐ AM3 (thay thế hoàn toàn dầu cá) so với khẩu phần ăn FO ‐ AM0 và FLS‐ AM2. 

Thành phần axit béo đã bị thay đổi do bổ sung AM và VO. Cơ thịt cá và hàm lượng acid linoleic hepoleic, axit linolenic và axit docosahexaenoic tăng lên khi AM tăng, trong khi nồng độ acid eicosapentaenoic giảm. Điều này có lợi cho sức khỏe tôm. 

Bổ sung tảo và dầu hạt lanh có ảnh hưởng đáng kể đến các axit béo chính trong cơ đuôi của cá (MUFA, n ‐ 6 PUFA, n-3 PUFA và LC ‐ PUFA) và gan tụy (SFA, MUFA, LC ‐ PUFA và tỷ lệ n ‐ 3 / n) ‐6), với tỷ lệ n‐6, n‐3 và LC‐PUFA và tỷ lệ n‐3 / n‐6 cao hơn trong chế độ ăn AM cao (LS ‐ AM3 và FLS ‐ AM2). Cho thấy cá ăn thay thế bột cá bằng tảo Schizochytrium đã giúp cá cải thiện các acid béo hữu ích trong cơ thể tôm.

Hoạt tính lipase tăng lên khi tăng hàm lượng tảo trong khẩu phần ăn, trong khi hoạt tính adipocytes giảm (p <0,05). Cholesterol tổng số thấp hơn đáng kể được đo ở các nhóm ăn khẩu phần có đối chứng và chế độ ăn FLS-AM2 so với nhóm cá được cho ăn FO ‐ AM0 và LS ‐ AM3. Qua đó chứng minh việc thay thế bột cá bằng loài tảo Schizochytrium hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. 

Kết luận

Những kết quả phân tích phía trên cho thấy chế độ ăn có thể thay thế bột cá bởi tảo Schizochytrium lên đến 75% và đóng một vai trò quan trọng như là một nguồn axit béo thiết yếu trong chế độ ăn của tôm mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức khỏe của tôm. Đồng thời giúp các nhà dinh dưỡng nghiên cứu thêm về nguyên liệu tương đối phổ biến trong vùng biển của Việt Nam. Một vật liệu có tìm năng áp dụng trong tương lai. 

Đăng ngày 11/09/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 03:55 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 03:55 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 03:55 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 03:55 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 03:55 08/11/2024
Some text some message..