Thay thế bột cá trong thức ăn và sự bền vững của ngành tôm

Theo nghiên cứu được công bố gần đây, việc thay thế bột cá bằng các thành phần thực vật trong thức ăn nuôi trồng thủy sản có thể không phải là phương pháp mang tính bền vững hoàn hảo cho ngành nuôi tôm.

Thay thế bột cá trong thức ăn và sự bền vững của ngành tôm
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Stock

Số lượng bột cá đáng kể được đưa vào chế độ ăn của tôm, gây ra sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển hữu hạn. Do đó nó sự thay thế bột cá bằng các thành phần thực vật trên cạn đang được xem như là sự thay thế bền vững, các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Wesley Malcorps từ Viện Nuôi trồng Thủy sản của Stirling cho biết.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã quyết định thử nghiệm lý thuyết phổ biến này bằng cách mô hình hóa sự thay thế bột cá tăng dần với các thành phần thực vật trong thức ăn cho hai loại tôm chính được sản xuất trên toàn cầu – là tôm sú Penaeus monodon và tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei, sau đó đánh giá tác động của nó đối với tài nguyên trên biển và trên cạn như cá, đất, nước ngọt, nitơ và phốt pho.

Kết quả cho thấy việc thay thế 20-30% bột cá trong khẩu phần ăn của tôm nuôi có thể làm tăng việc sử dụng nước ngọt của ngành tôm lên tới 63%, đất lên tới 81% và phốt pho lên tới 83%. Điều này chủ yếu được gây ra bởi sự phát triển các loại cây trồng thâm canh và các thành phần có nguồn gốc từ chúng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng, chẳng hạn như thức ăn đậu nành cô đặc, hạt cải dầu cô đặc, protein đậu và bột ngô.

Những phát hiện này cho thấy áp lực bổ sung đối với các nguồn tài nguyên nông nghiệp với các tác động kinh tế xã hội và môi trường liên quan như một sự đánh đổi cho áp lực đối với tài nguyên biển hữu hạn. Mặc dù việc sản xuất thức ăn cho tôm (hay nói chung là nuôi trồng thủy sản) chỉ sử dụng một tỷ lệ nhỏ trong sản xuất cây trồng toàn cầu, nhưng các phát hiện này chỉ ra rằng sự bền vững của việc thay thế bột cá bằng các thành phần thực vật không nên được coi là điều hiển nhiên, họ kết luận.

Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng tiềm năng của việc sử dụng các sản phẩm phụ và các thành phần mới - như sinh khối vi sinh vật, tảo và côn trùng - trong thức ăn cho tôm nên được khám phá thêm. Do đó, việc sử dụng bột cá chiến lược hơn trong các công thức thủy sản và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, và các hệ thống như nuôi trồng thủy sản tận dụng tối đa nguồn tài nguyên như mô hình đa kênh tích hợp (IMTA) và công nghệ biofloc, copefloc ... theo lý thuyết những mô hình này sẽ đòi hỏi ít nguồn thức ăn hơn. 

Đăng ngày 11/04/2019
LỆ THỦY Lược Dịch
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 23:45 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 23:45 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:45 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:45 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:45 22/12/2024
Some text some message..