Thêm cơ hội cho thủy sản Việt Nam vào châu Âu

Trong buổi làm việc với Bộ Công Thương ngày 23-7, ông Bruno Angelet - Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam cho biết, Bỉ và Việt Nam đang bàn bạc để triển khai thành lập Trung tâm Phân phối xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại cảng Zeebrugge (Bỉ).

xuất khẩu thủy sản sang châu Âu
Trung tâm phân phối xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ giúp mặt hàng thủy sản “chắc chân” hơn ở thị trường châu Âu

Trung tâm phân phối xuất khẩu thủy sản được coi là bàn đạp để hàng thủy sản của Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường Bỉ. Thị trường lớn với 11 triệu dân này còn có thể đóng vai trò là cầu nối cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU bởi Bỉ được xem như trung tâm phân phối chính của khu vực châu Âu. Phần lớn lượng hàng hóa sau khi nhập khẩu vào thị trường Bỉ sẽ được tái xuất, qua đó các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẽ có thể tiếp cận được nhiều hơn tới các thị trường khác trong khu vực EU.

Lựa chọn thủy sản là mặt hàng xây dựng trung tâm phân phối xuất khẩu bởi lẽ thời gian qua, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất từ Việt Nam sang EU. Nếu như năm 1999, Việt Nam chỉ có 17 DN thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu vào EU thì đến nay, con số này là 415 DN. Hàng thủy sản Việt Nam hiện có mặt ở hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa Việt Nam vào danh sách mười nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có tăng trưởng liên tục hàng năm. Bên cạnh Mỹ và Nhật Bản, EU hiện là một trong ba thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam chiếm 18,5% tổng giá trị xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với các sản phẩm chủ yếu là cá tra, tôm, cá biển, nhuyễn thể chân đầu… Để có được kết quả khả quan như trên, ngành thủy sản Việt Nam ngoài việc quản lý sản phẩm, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP… còn thực thi rất tốt các quy định của EU trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn, vệ sinh trong sản xuất thủy sản…

Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu cá tra lớn nhưng Việt Nam đang vấp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình khẳng định thương hiệu, vị thế cũng như nắm quyền chủ động trong các giao dịch thương mại quốc tế với các đối tác nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các DN Việt Nam còn yếu kém trong khâu quản lý và phối hợp xuất khẩu, vẫn còn tồn tại sự cạnh tranh không lành mạnh trong chính nội bộ các DN của Việt Nam. Do đó, việc hình thành trung tâm phân phối hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại Bỉ được kỳ vọng sẽ góp phần minh bạch thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cho DN và nâng cao vị thế của các mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Để tham gia vào trung tâm phân phối này, các DN thủy sản phải hoàn toàn minh bạch về thông tin để thu hút được người mua hàng. Bên cạnh đó, trung tâm sẽ giúp các DN có cái nhìn toàn diện về cung cầu trên thị trường để điều chỉnh hoạt động nuôi trồng, mua bán trong nước sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng “mất mùa được giá” và “được mùa mất giá”.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết thêm, dự án trung tâm phân phối xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU được kỳ vọng sẽ tạo thêm cơ hội cho DN thủy sản Việt Nam tiếp cận sâu, rộng hơn vào khu vực EU - một trong những khu vực là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Do đó, Việt Nam mong muốn Bỉ sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án quan trọng này. “Đây có thể là tiền đề để mở ra các trung tâm phân phối xuất khẩu nhiều mặt hàng khác trong tương lai” – Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực đàm phán FTA với EU. Khi FTA giữa Việt Nam – EU được thông qua, trung tâm phân phối xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án góp phần giúp mặt hàng thủy sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường lớn và đầy tiềm năng này.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 24/07/2013
hà anh
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Đánh giá thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Thị trường thức ăn thủy sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ đạt 2.38 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 3.94 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR 4% trong giai đoạn dự báo (Mordor Intelligence).

Thức ăn thủy sản
• 10:11 09/04/2024

Quảng Ngãi sẵn sàng đón đoàn thanh tra của ủy ban châu Âu, hướng đến gở thẻ vàng thủy sản

Dự kiến cuối tháng 4, đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) có đợt kiểm tra lần thứ 5 việc tuân thủ các quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đây là cơ hội để Việt Nam gỡ thẻ vàng thủy sản.

Họp
• 11:05 08/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 10:57 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:57 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 10:57 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:57 16/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 10:57 16/04/2024