Theo chân người đi câu lịch

Con lịch thường sống ở nước mặn ven các con sông, kênh rạch, có nhiều ở các huyện: Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển…

Theo chân người đi câu lịch
Nơi bãi bồi, dưới chân rễ mắm, đước là nơi lý tưởng để lịch sinh sống.

Đặc biệt ở vùng bãi bồi Mũi Cà Mau, con lịch lớn nhất cỡ 300g, toàn thân có màu vàng đen và nhiều nhớt. Con lịch rất khó bắt, do tập tính sống trốn dưới bùn sâu, dưới rễ cây. Lịch có quanh năm, nhưng bắt dễ nhất là lúc nước ròng trơ bãi. Bắt lịch thì có nhiều cách, phổ biến nhất vẫn là câu, vì câu là cách bắt được nhiều, mà lịch câu cũng sống được lâu ngày. Còn thụt lịch thì chỉ người bắt lịch chuyên nghiệp mới dùng cách này. Ngoài ra, người ta cũng có thể quào, cách này bắt dính nhiều, nhưng lịch bị thương, dễ chết.


Cách mắc mồi câu.


Lịch cắn mồi.

Trước đây, ở miệt quê con lịch nhiều vô số, đi câu lịch chỉ làm mồi cho cua ăn, hoặc là thú vui những lúc nhàn rỗi, để đổi món trong bữa cơm thường ngày, chứ buôn bán chẳng được bao nhiêu. Còn hiện nay, nhờ giá cao nên mọi người đổ xô đi bắt lịch.


Cách bắt, giữ lịch cho chặt.


Chị Lâm Thị Thân, người có hơn 20 năm sống bằng nghề câu lịch.​​​​​​​

Theo chị Lâm Thị Thân (ấp Tân An, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi), người có trên 20 năm làm nghề câu lịch, cho biết: Trước đây, con lịch nhiều vô số kể, một ngày câu có khi 5 - 7kg, nhưng giá bấp bênh nên thu nhập chẳng là bao. Nay thì số lượng lịch giảm nhiều, một ngày câu từ 1,5 - 2kg, thu nhập 120 - 150 ngàn đồng/ngày.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 18/10/2018
Bảo Lâm
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 08:43 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 08:43 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 08:43 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:43 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 08:43 16/11/2024
Some text some message..