Theo thợ săn "chui" xuống đáy sông mò cá ngát

Họ phải “hụp lặn” tận đáy sông sâu hàng chục mét để bắt những con cá ngát hung tợn đang trú ngụ trong hang.

ca ngat
Cá ngát được bắt lên

Dù nắng hay mưa, bất kể ngày hay đêm, cứ đến con nước, những người mò cá ngát lại tiếp tục công việc mưu sinh. Họ phải “hụp lặn” tận đáy sông sâu hàng chục mét để bắt những con cá ngát hung tợn đang trú ngụ trong hang.

“Hụp lặn” dưới đáy sông

Trời chạng vạng tối, chúng tôi theo chân nhóm người mò cá ngát ra bến ghe để chuẩn bị xuất phát. Trên tay ai nấy cũng mang theo một chiếc thùng dùng để chứa đồ ăn và một số vật dụng khác. Mọi người đã có mặt đông đủ, chiếc ghe bắt đầu nổ máy “tạch tạch” xuôi theo con nước đâm thẳng ra sông Tiền.

Màn đêm đầy hơi sương, gió vẫn lồng lộng thổi, những con sóng nhấp nhô đánh vào mạn ghe làm nước văng tung tóe. Ngồi trên ghe, anh Trần Văn Bảy (ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) thủ thỉ: “Hôm nay, ghe này đi ra tận cửa biển Đèn Đỏ để mò cá, chắc cũng phải mất hơn 1 giờ đi ghe mới tới nơi. Mỗi chuyến đi mất khoảng 8 giờ, thời gian mò cá khoảng 3 - 4 giờ”.

Cũng như bao nghề biển khác, nghề mò cá ngát cũng phụ thuộc hoàn toàn vào con nước, mỗi tháng 2 con nước (15 và 30 âm lịch). Trung bình mỗi con nước việc mò cá ngát sẽ kéo dài khoảng 7 ngày, cũng có khi dài hơn nếu bắt được nhiều cá.

Sau hơn một giờ vượt sóng, chiếc ghe đã đến được cửa biển Đèn Đỏ và neo lại chờ trăng lên. Khoảng 21 giờ, trăng đã nhô lên cao tỏa ánh sáng lấp lánh trên sông, nước cũng đã cạn dần, những bãi bồi ven sông đã lộ rõ.

Lúc này, nhóm người mò cá ngát ăn vội phần cơm mà họ mang theo rồi khẩn trương mang đồ nghề nhảy tọt xuống sông. Dụng cụ mò cá ngát rất đơn giản, chỉ là 1 cây sào dài khoảng 4 - 5 m, 1 cái vợt lưới và 1 cây dầm.

Cây sào dùng làm điểm tựa khi họ ngoi lên mặt nước để thở và cũng để đánh dấu khi phát hiện hang cá ngát. Dưới dòng sông nước chảy xiết, công việc của những người mò cá ngát là phải lặn xuống tận đáy sông để dò tìm hang cá. Ngọn cây sào cứ nhấp nhô theo sự di chuyển của họ dưới đáy sông. Cứ khoảng 15 giây, họ lại ngoi lên mặt nước để hít thở một lần, sau đó lại tiếp tục lặn xuống để tìm hang cá ngát.

Chẳng mấy chốc, họ đã cách chiếc ghe hàng trăm mét. Bỗng nhiên có tiếng gọi “í ới” từ dưới sông phát lên, đó chính là ám hiệu cho người lái ghe khi phát hiện hang cá ngát. Anh lái ghe tức tốc nhổ neo, nổ máy chạy tới nơi những người mò cá ngát phát hiện ra hang, rồi nhanh chóng chuyền cái vợt và cây dầm xuống.

Cá ngát có đặc tính là đào hang để làm nơi trú ngụ, mỗi hang như vậy thường có 2 - 3 ngách, mỗi ngách cách nhau khoảng 2 - 3 m. Muốn bắt được cá, người mò phải biết chính xác đâu là cửa chính, cửa phụ của hang để úp vợt và dồn cá vào đó.

Bước vất vả nhất có lẽ là lúc đào hang. Người mò cá phải dùng tay để đào đất sâu xuống mới có thể bắt được cá. Anh Bảy vừa từ dưới đáy sông ngoi lên nói to: “Cái hang này có 2 miệng nhưng sâu quá phải mất nhiều thời gian để đào. Anh chuyền cho tôi cái vợt với cây dầm để bắt mấy con cá này”.

Nói xong, anh Bảy tiếp tục lặn xuống, những người khác tiếp tục việc dò tìm hang. Sau nhiều lần hụp lặn, đào bới dưới đáy sông, cuối cùng những con cá ngát hung tợn đã nằm gọn trong vợt. Cầm cái vợt cá trên tay, anh Bảy vừa thở vừa khoe: “2 con cá này chắc cũng được 3 kg. Có hôm bắt được những con cá gần cả chục ký, dài cả mét. Mấy con này là dạng nhỏ thôi”.

Nốt trầm cho ngày "độc"

Đối với những người mò cá ngát, kinh nghiệm là điều quan trọng nhất. Một người có kinh nghiệm chỉ cần vừa lặn xuống đáy sông chạm vào đất có thể biết nơi đó có nhiều cá hay không. Người mò tìm hang cá cần phải nắm được ngách nào là chính, ngách nào là phụ để úp vợt. Đó là những kinh nghiệm quyết định đến thành quả lao động. Tháng 5 đến tháng 9 âm lịch là mùa cá ngát sinh sản. Đây cũng là mùa chính của nghề mò cá ngát.

Thời kỳ hoàng kim của nghề mò cá ngát cách đây khoảng 10 năm. Lúc đó, số lượng cá ngát ở các con sông còn nhiều, mỗi chuyến đi có thể bắt được vài chục ký cá. Ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây là nơi nổi tiếng với nghề mò cá ngát, có thời điểm lên đến cả 100 người. Hiện nay thu nhập từ nghề mò cá ngát đang ngày càng bấp bênh do số lượng cá không còn nhiều, thêm vào đó phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, vất vả nên nhiều người đã bỏ nghề.

Số người mò cá ngát ở ấp Thuận Trị hiện chỉ còn khoảng 20 người, đa phần là có thâm niên và kinh nghiệm. Anh Võ Thanh Cường (ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây), người có gần 20 năm trong nghề mò cá ngát cho biết:

“Cá ngát bây giờ có giá hơn lúc trước, cá cái có giá khoảng 50.000 đồng/kg, còn cá đực khoảng 80.000 đồng/kg, nhưng số lượng không còn nhiều. Trước đây, mỗi ngày tôi đi bắt được cả mấy chục ký cá, nhưng nay có hôm đi về mà chẳng có con nào. Có lúc tới con nước là cả chục ghe nối đuôi nhau đi mò cá ngát, còn bây giờ lác đác 1 - 2 chiếc”.

Vất vả, nguy hiểm là những gì mà người mò cá ngát phải trải qua trong những chuyến mưu sinh của họ. Với việc phải lặn hàng giờ dưới đáy sông sâu hàng chục mét để tìm hang cá ngát, đôi tai của những người làm nghề này phải chịu sức ép liên tục của áp suất nước. Ngoài ra, trong quá trình dò tìm và bắt cá, người mò cũng có thể bị dẫm phải miểng chai, lọ và bị cá ngát đâm.

Anh Võ Văn Dũng (ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây) trải lòng: “Bây giờ muốn bắt được cá ngát phải lặn sâu, nên nhiều người lặn không nổi. Ở đây có mấy người đi mò cá ngát, do áp suất nước quá lớn nên lỗ tai đau nhức không thể lặn được nữa đành bỏ nghề; còn việc bị đạp miểng chai hay cá ngát đâm xảy ra như ăn cơm bữa”.

Khi nhắc tới nghề mò cá ngát, nhiều người không khỏi lắc đầu ngao ngán. Anh Phùng Văn Hùng (ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây) bày tỏ: “Bây giờ công ty, xí nghiệp mở ra nhiều nên lớp trẻ đâu ai làm nghề này nữa, cực nhọc, nguy hiểm mà thu nhập bữa có bữa không”.

Thủy triều bắt đầu lên, gió cũng thổi mạnh hơn, chiếc ghe của những người mò cá ngát trở về sau hàng giờ mưu sinh vất vả. Dưới khoang ghe là những con cá ngát dài thượt, trơn bóng giãy đành đạch. Trên mui ghe là những người làm nghề mò cá ngát với đôi mắt đỏ hoe vì phải lặn hàng giờ dưới đáy sông, đã nói lên những nhọc nhằn và trăn trở của cái nghề bao năm đã gắn bó với họ...

Báo Ấp Bắc/Người lao động, 01/06/2016
Đăng ngày 02/06/2016
THÀNH MINH
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 05:23 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 05:23 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 05:23 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 05:23 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 05:23 15/11/2024
Some text some message..