Thị trường thủy sản: Quý 1 mức tăng trưởng âm - kỳ vọng tích cực hơn ở quý 2

Do đơn hàng thủy sản thị trường xuất khẩu thủy sản giảm nên ở quý I/2023 đạt mức tăng trưởng âm. Các doanh nghiệp thủy sản đang trong tư thế tìm hướng đi mới để phát triển với hy vọng tích cực hơn ở quý II/2023.

Chế biến tôm
Biến động thị trường thủy sản khi xuất khẩu đạt tăng trưởng âm. Ảnh: Tép Bạc

Biến động thị trường thủy sản ở quý I/2023

Chúng ta vừa mới kết thúc quý I/2023, tuy nhiên thị trường thủy sản trên thế giới và cả Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn. Do tác động của lạm phát, kinh tế bị suy thoái khiến cho nhu cầu tiêu thụ giảm. Kéo theo đó là giá nhập khẩu cũng giảm theo.

Tại thị trường Mỹ

Không riêng gì các nước trên thế giới, nền kinh tế Mỹ cũng bị tác động nặng nề bởi lạm phát, suy thoái kinh tế. Mặc dù giá xăng dầu hay giá điện đã giảm. Thế nhưng giá thực phẩm vẫn còn khá cao. Nhất là với tầng lớp người lao động có thu nhập thấp. Họ đang trải qua giai đoạn phải thay đổi khẩu phần ăn và các kênh mua thực phẩm. Thay vì lựa chọn mua hải sản, họ lại chọn thịt bò, thịt gà, thịt lợn,... 

Chính vì vậy, chúng tác động mạnh mẽ đến kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo thống kê, mới chỉ vừa chấm dứt quý I, xuất khẩu thủy sản Việt Nam thu về 283 triệu USD, giảm 51%. Biến Việt Nam không còn là thị trường thủy sản số 1 của Mỹ.

Tại thị trường Nhật Bản

Mặc dù, sản xuất thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản giảm 7%, tuy nhiên đã đạt trên 322 triệu USD. Nhật Bản hiển nhiên trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản số 1. Có lợi thế về các mặt hàng như: Cá nục, cá song, cá ngừ, cá minh thái, mực,...

So với các quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,... đều giảm từ 6 - 45%. Thì riêng thị trường Nhật, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng 10%. 

Tại thị trường Trung Quốc

Ngay từ khi mở cửa, Trung Quốc trở thành thị trường mong đợi của nhiều doanh nghiệp. Nếu tính theo mặt bằng chung trên toàn thế giới, nhập khẩu thủy sản tại Trung Quốc từ các nước khác tăng 32% đạt trên 560 nghìn tấn trên 2.7 tỷ USD tăng 20%. 

Rõ ràng, nhu cầu tiêu thụ của thị trường này đang tăng nhưng giá nhập khẩu lại giảm, điều này ảnh hưởng đến doanh số của Việt Nam. Riêng đối với cá tra, trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu 18,4 nghìn tấn với giá trung bình là 2,15 USD/ký giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường EU

Giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam giảm 29% đạt 210 triệu USD. Tất cả các sản phẩm hải sản, trong đó có tôm đều giảm từ 7 - 50%. Đối với cá tra đạt mức ổn định hơn nhờ tăng cường xuất khẩu sang thị trường Đức.

Mặc dù, xuất khẩu sang 5 thị trường trong khối EU là Hà Lan, Bỉ, Đức, Ý, Tây Ban Nha đều giảm từ 44% so với cùng kỳ. Thế nhưng, tại nhiều thị trường nhỏ, đặc biệt là các nước Đông Âu vẫn tăng số lượng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, nhất là cá tra. Cụ thể: Ba Lan tăng 49%, Lithuania tăng 29%, Rumani tăng 17% và Phần Lan tăng gấp 4 lần,...

Như vậy, nhìn chung “Bức tranh toàn cầu” về xuất khẩu thủy sản không riêng gì Việt Nam mà trên toàn cầu đang có xu hướng tụt dốc. 

Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải Quan, tính đến giữa tháng 3/2023, thủy sản Việt Nam chỉ đạt 1.4 tỷ USD giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái (2022).  

  • Trong khi đó, ước nhập khẩu trong quý I/2023 sẽ đạt khoảng 1.85 tỷ USD giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022. 
  • Tính riêng tháng 3, nhập khẩu thủy sản ước đạt 780 triệu USD giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực giảm 8 - 39%.
  • Trong đó, tôm giảm 39%, cá ngừ giảm 33%, bạch tuộc giảm 8%.
  • Tuy nhiên, xuất khẩu các loài cá biển tăng trưởng dương 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành thủy sản đối mặt với khó khăn

Đối với doanh nghiệp

Với tình hình ngành xuất khẩu thủy sản đạt mức tăng trưởng âm ở quý I/2023. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn vay và khó tiếp cận vốn vay. Bên cạnh đó, dưới sự tác động của lạm phát, suy thoái kinh tế dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm đi nhiều.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn phải đối mặt với sự cạnh tranh, từ các nước có mức chi phí và giá bán rẻ hơn, tiêu biểu là: Ecuador, Ấn Độ,.... Hệ quả là lượng hàng tồn kho tăng, trong khi đó quy trình bảo quản, logistics của hầu hết các doanh nghiệp đều còn hạn chế.

Trương Đình HòeÔng Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep)

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) chia sẻ: “Giá thức ăn thủy sản là một trong những lý do khiến giá tôm nguyên liệu của Việt Nam cao”.

Lấy đơn cử trường hợp như sau: Đối với Ecuador ở ngay cạnh vùng nguyên liệu, trong khi đó, Việt Nam còn phải nhập khẩu và chịu giá thuế (khô đậu nành 2%). Trước đó Vasep đã có kiến nghị giảm giá thuế nhập khẩu khô đậu nành xuống 0%. Nếu như điều này được chấp nhận, sẽ phần nào hỗ trợ được ngành chăn nuôi trong nước.

Đối với người nuôi trồng thủy sản

Mặc dù, lượng thủy hải sản được nuôi trồng vẫn tăng. Tuy nhiên, theo Vasep, giá bán thức ăn chăn nuôi thủy sản vẫn còn khá cao. Tăng cao mức kỷ lục và không có dấu hiệu ổn định. Trong khi đó, mức tiêu thụ giảm, đầu ra còn nhiều khó khăn. Bà con nuôi tôm và cá tra đang lâm vào tình cảnh thua lỗ hoặc nhẹ hơn là hòa vốn.

Tôm thẻGiá bán thức ăn thủy sản vẫn còn khá cao khiến người nuôi gặp khó khăn. Ảnh: Tép Bạc

Trong khi, khô đậu tương là mặt hàng thức ăn chính, chiếm 80 - 90% giá thành thức ăn nuôi trồng thủy sản và thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu so với lúa mì và ngô thì chúng có giá nhập cao và không được hưởng cơ chế giảm thuế.

Trước tình hình đó, Vasep đã gửi công văn tới Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu từ 2% về mức 0%.

Thị trường thủy sản đang tìm hướng đi mới

Trước tình hình thị trường xuất khẩu Việt Nam trong quý I/2023 tăng trưởng âm. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tìm kiếm hướng đi mới để phát triển.  

Theo chia sẻ của ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Công ty Thủy sản Thuận Phước: “Các doanh nghiệp thủy sản cần có những giải pháp để thích ứng với tình hình chung. Trước tiên, cần giữ chân khách hàng nhập khẩu, chấp nhận giảm chi phí và lợi nhuận. Tin tưởng vào tình hình xuất khẩu sẽ có chuyển biến tích cực trong quý tiếp theo. Một trong số đó là nhu cầu từ thị trường châu Á, bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, khối các nước Asean gia tăng”.

Trong khi đó, chúng ta vẫn thấy được tiềm năng ở thị trường Trung Quốc. Mặc dù, thị trường này giảm giá trị xuất khẩu trong tháng 1. Thế nhưng, qua đến tháng 2 và 3 có dấu hiệu tăng đều từ 20 - 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, với nhận định của ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Vasep thì trong thời gian tới, để gia tăng xuất khẩu vào Trung Quốc, chúng ta cần có các biện pháp đặc thù hiệu quả so với hiện nay.

Thu hoạch tômThị trường xuất khẩu thị sản Việt Nam đang tìm hướng đi mới trong khó khăn. Ảnh: Tép Bạc

Thông qua các biến động của thị trường, một số doanh nghiệp thủy sản cần điều chỉnh hợp lý sản phẩm xuất khẩu. 

  • Đối với thị trường Trung Quốc, ngoài những mặt hàng, sản phẩm đông lạnh. Các doanh nghiệp nên tập trung xuất khẩu tôm, hải sản tươi sống cho phân khúc nhà hàng, khách sạn, các địa điểm du lịch. 
  • Đối với các thị trường lớn như Mỹ, EU thì các doanh nghiệp nên hướng đến các siêu thị châu Á. Bởi đánh vào các dòng sản phẩm truyền thống của người châu Á vẫn đang là giải pháp thu hút khách hàng.

Kỳ vọng tích cực hơn ở quý II/2023

Các chuyên gia nhận định rằng, trong bối cảnh hiện nay, vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội cho thủy sản Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU,... Đặc biệt, Trung Quốc vừa mở cửa sau thời gian dài áp dụng “Zero Covid”. Đã mang lại cho nước ta kỳ vọng lớn về sự phục hồi của thị trường này. Không chỉ Trung Quốc mà cả các thị trường trên thế giới khi hoạt động du lịch và giao thương được thông suốt.

Các doanh nghiệp đang ấp ủ kỳ vọng, thị trường thủy sản sẽ được cải thiện và xuất khẩu thủy sản sẽ quay lại đà tăng trưởng khi bước sang quý II/2023.  Theo kịch bản khả quan này, năm 2023 xuất khẩu thủy sản có thể mang về 10 tỷ USD.

Để hướng tới mục tiêu đó, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp thủy sản cần được đảm bảo nguồn lực về tài chính. Chỉ như vậy mới có thể duy trì ổn định sản xuất. Có sẵn nguồn nguyên liệu để thị trường tiêu thụ một khi đã phục hồi sẽ có thể đáp ứng ngay. Cần chủ động hơn nữa trong khâu nguyên liệu, sản xuất. Đánh vào tình hình mặt hàng thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu. Nếu không chủ động, sẽ dễ bị lỗi nhịp về cơ hội khi thị trường được khôi phục.

Các doanh nghiệp cần phải có sự linh hoạt trong chuyển đổi quy trình, cũng như chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Để có thể đáp ứng kịp thời với xu hướng tiêu dùng mới nhu cầu thị trường và gia tăng xuất khẩu.

Đăng ngày 28/04/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 14:54 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 14:54 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 14:54 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 14:54 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 14:54 26/04/2024