Giám đốc công ty Kurt Johnson cho biết, công ty không thể thu mua đủ lượng tôm cần thiết và nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện, giá tôm có thể sẽ tăng mạnh.
Giá tôm khai thác nội địa của Mỹ không những chịu tác động từ việc thiếu hụt tôm trên thị trường thế giới mà còn chịu ảnh hưởng của chính ngành khai thác tôm nước này. Sản lượng khai thác tôm của Mỹ tháng 5/2013 đạt 13.594.800 pao (6.166,6 tấn), giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay đồng bằng sông Mississippi bị ngập lũ và tình hình đang dần cải thiện. Khai thác tôm tại khu vực này cũng sẽ sớm hoạt động trở lại.
Nguồn cung bất ổn còn ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng do giá bán tôm thiếu đồng nhất. Mức chênh lệch giữa các nhà cung cấp từ 50 cent – 1USD/kg.
Mặc dù giá tăng cao không có lợi trong bối cảnh hiện nay tuy nhiên giá tôm Châu Á không thể tránh khỏi xu hướng đang tăng và giá tôm khai thác nội địa cũng sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm nay.
Hiện tại, giá bán lẻ tôm vịnh Mexico cỡ 16/20 là 10 – 13 USD/pao, tăng 1-2 USD/pao so với giá trung bình 9 – 11 USD/pao năm ngoái.
Giá tôm Châu Á thường thấp hơn khoảng 2 USD/pao so với tôm nội địa nhưng năm nay chỉ còn chênh lệch từ 1 - 1,50 USD/pao.
Giá tôm cao khiến người tiêu dùng Mỹ tìm kiếm nguồn thực phẩm khác thay thế như gà. Cá tuyết có giá bán giảm nhưng vẫn cao hơn so với giá thịt gà. Người dân Mỹ nói riêng và những nước có dân số già nói chung thường khá nhạy cảm với giá. Thủy sản là một lựa chọn tốt nhưng không phải là thiết yếu. Trong khi đó, giá thịt gà ổn định hơn, ít biến động mạnh và quan trọng là có mức giá rất hợp lý trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Giá bán lẻ thịt gà khoảng 3,99 USD/pao.
Tuy tình hình khó khăn nhưng nhiều nhà bán lẻ vẫn hy vọng tiêu thụ tôm tại Mỹ sẽ được cải thiện hơn vào thời gian nghỉ lễ.