Thị trường tôm toàn cầu có đang đứng trước khả năng dư nguồn cung?

Sản xuất tôm toàn cầu tiếp tục tăng trưởng và sản lượng tôm Ecuador, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ sẽ đều tăng trong những tháng tới, theo các nhà quan sát nhận định.

Trường tôm toàn cầu có đang đứng trước khả năng dư nguồn cung?
Thu hoạch tôm ở Thái Lan. Ảnh minh họa: Internet

Sản xuất tôm tại Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ trong vụ thu hoạch cao điểm từ tháng 4 trở đi, nên “trừ khi nhu cầu tăng mạnh, tôi dự báo thị trường tôm sẽ duy trì đi ngang hoặc giảm giá trong 6 tháng tới” theo nhận định của ông Jim Gulkin, giám đốc Siam Canadian phát biểu với IntraFish.

Một nhà nhập khẩu tôm lớn của Mỹ cũng cho IntraFish biết triển vọng sản lượng tại các nước sản xuất lớn có vẻ tích cực và hiện chưa có bất cứ đợt bùng phát dịch bệnh mạnh nào diễn ra, “nhưng giá thấp có thể không khuyến khích nông dân thả nuôi mới”, hàm ý việc có khả năng nông dân áp dụng chiến lược thả nuôi mật độ thấp để giảm rủi ro và các đợt nghỉ nuôi. Tuy nhiên, các cú shock nguồn cung có thể diễn ra nếu xảy ra các vấn đề liên quan tới thời tiết do mùa mưa và lụt lội.

Trung Quốc và Thái Lan giảm tác động tới nguồn cung

Sản xuất tôm tại Trung Quốc và Thái Lan đang tiếp tục có tác động ngày càng giảm lên nguồn cung tôm toàn cầu. Thực tế, Jiro Takeuchi, giám đốc công ty nhập khẩu Bonmea Finest Foods tại EU, cho rằng, về sản xuất, Trung Quốc và Thái Lan hiện “khá ít tác động tới các thị trường EU hiện nay, nhưng tôi nghe nói sản xuất tại hai nước này đang cải thiện. Trong một thế giới lý tưởng, tôi cho rằng sẽ tốt hơn khi biết có thể hai nước này có thể xoay xở để bán toàn bộ tôm sản xuất cho tiêu dùng nội địa”. Cả hai nước đều có vài điểm chung: dân số đủ lớn để hấp thụ toàn bộ sản lượng nếu muốn và có tầng lớp trung lưu phát triển ổn định, có khả năng và sẵn sàng chi tiêu.

Ông Gulkin xác nhận rằng sản xuất tôm tại Trung Quốc đang cải thiện phần nào, nhưng tiêu dùng tiếp tục vượt nguồn cung nội địa và nhập khẩu tôm của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tương tự, sản lượng tôm của Thái Lan dự báo tiếp tục cải thiện trong năm 2018 nhưng “có sự thiếu liên kết giữa nông dân nuôi tôm và các nhà chế biến tại Thái Lan”.

Trong khi các nhà chế biến cần nhiều tôm hơn, nông dân đắn đo trong quyết định tăng sản xuất do họ muốn duy trì giá cao. Các nhà chế biến Thái Lan muốn nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và các nguồn cung khác để bù đắp thiếu hụt sản xuất của Thái Lan nhưng nông dân “đang làm tất cả để chặn đứng khả năng này bằng cách vận động hành lang chính phủ, đe dọa biểu tình và các hành động dân sự khác”. Và các chiến thuật này đang cho thấy rất thành công đối với nông dân nuôi tôm Thái Lan trước đây.

Tuy nhiên, nhà nhập khẩu tại Mỹ trên cho biết Trung Quốc đang tiếp tục gặp khó khăn trong xử lý dịch bệnh trên tôm, dẫn đến sản lượng tháp tại nhiều khu vực, và Thái Lan tiếp tục giải quyết các vấn đề hậu EMS. “Nông dân đã phải giảm mật độ thả nuôi để giải quyết dịch bệnh, qua đó giảm sản lượng và rủi ro tôm chết”.

Ấn Độ tiếp tục bùng nổ sản xuất

Trong số các nước sản xuất tôm, Ấn Độ là nước đang có ngành nuôi tôm phát triển và tăng trưởng nhanh, mạnh. Năm 2017, ngành tôm Ấn Độ nhận được cảnh báo khi EU đe dọa ban lệnh cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ do vấn đề sử dụng kháng sinh. Hai phía cũng đã thảo luận về vấn đề này, nhưng nhiều người mua tại EU đang chuyển hoạt động giao dịch sang Việt Nam.

Ông Gulkin xác nhận việc những nhà nhập khẩu tôm EU chuyển sang giao dịch với Việt Nam do lo ngại các lô hàng tôm Ấn Độ vào EU có thể bị cấm hoặc bị quản lý nghiêm ngặt hơn, nhưng cho biết thêm “đến nay Ấn Độ vẫn tiếp tục xuất khẩu tôm sang EU và có vẻ lệnh cấm sẽ không được ban hành”.

Nhà nhập khẩu tôm tại Mỹ cho rằng vấn đề kháng sinh mà EU cảnh báo Ấn Độ áp đảo các thông tin ngành thủy sản trong năm 2017 nhưng sẽ giảm bớt trong năm 2018 khi chính phủ Ấn Độ và MPEDA đang tích cực giải quyết vấn đề. “Tôi nghĩ đây sẽ là vấn đề đối với bất cứ nước cung cấp tôm nào nếu không được xử lý triệt để do chúng ta đều biết rằng các hệ thống sản xuất rất tương đồng giữa các nước”.

Ông Takeuchi cho rằng việc chuyển dịch từ Ấn Độ sang Việt Nam phần lớn liên quan đến phân khúc thị trường hàng hóa. “Thú vị nhất là phân khúc bán lẻ và nguồn cung tôm cho phân khúc này. Thực ra tôi lại thấy diễn biến theo một chiều hướng khác, không phải vấn ddề giao dịch, mà là việc quan sát diễn biến tiếp theo tại Ấn Độ. Tôi cho rằng nếu ai đó muốn kinh doanh mặt hàng tôm thì không thể bỏ qua thực tế rằng Ấn Độ sẽ trở thành một trong những nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới và ngoài ra, chúng ta đã cam kết các khoản đầu tư mạnh vào hoạt động nuôi, các nhà máy, các cơ chế chứng nhận trong vài năm qua”. Ngoài ra, ông Takeuchi cho rằng ngày càng nhiều nhà bán lẻ tại châu Âu đang có nhu cầu đối với các sản phẩm chứng nhận ASC, có thể là một lý do khác khiến Việt Nam trở thành một nhà cung cấp ngày càng quan trọng.

Về phía Mỹ, các nhà nhập khẩu vẫn đang có nhu cầu cao đối với tôm Ấn Độ. “Tôi nhận thấy ngày càng nhiều đơn đặt hàng và nhận định tốt cho tôm Ấn Độ. Một số nhà giao dịch lớn đang mua tôm từ Ấn Độ để hoàn thành các đơn hàng”. Chỉ cần nhìn vào mức độ tăng nhập khẩu tôm Ấn Độ của Mỹ “đủ cho thấy niềm tin của những nhà nhập khẩu Mỹ đối với tôm Ấn Độ”.

Tôm tẩm bột là cơ hội mới cho tôm Ấn Độ

Ấn Độ sẽ tiếp tục thống trị phân khúc tôm bóc vỏ, trong khi Ecuador và Indonesia cùng các nhà cung cấp khác sẽ tập trung chủ yếu vào các phân khúc bỏ đầu hoặc sơ chế bóc vỏ. Nhà nhập khẩu tại Mỹ cho rằng “Việt Nam có thể là một nhà cung cấp tôm bóc vỏ khác nhưng họ đang tập trung vào các thị trường khác, thay vì Mỹ”.

Trong khi đó, các trang trại nuôi tôm và các nhà máy chế biến hiện đại sẽ giúp Ấn Độ tăng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn như tôm tẩm ướp, vòng tôm,… Xuất khẩu tôm chế biến từ Ấn Độ cũng được dự báo tăng trong vài năm tới. “Tôi hiện không thấy bất cứ nhà máy sản xuất tôm tẩm bột nào tại Ấn Độ, nhưng đây chính là một cơ hội khởi nghiệp sản xuấ tôm tẩm bột tại nước này”.

Thách thức nằm ở vấn đề đổi mới

Đối với châu Âu, ông Takeuchi dự báo giá tôm duy trì ở mức cao, ổn định trong vài tháng tới nhờ nhu cầu ổn định. “Có những dấu hiệu cho thấy khunh hướng giá giảm, một số chào hàng giá thấp trên thị trường, nhưng thực tế là không có giao dịch xác nhận khuynh hướng thị trường này”.

Một mặt, các nhà bán lẻ đang giao dịch mua tôm ổn định và vẫn còn dư địa đổi mới để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới. “Đó là thách thức sắp tới đối với các nhà giao dịch. Giá tôm duy trì ở mức cao, nhưng ổn định trong vài năm qua, tiếp tục có triển vọng tích cực nhờ nhu cầu ổn định và dư địa cho đổi mới sản phẩm”.

Hiện ngành tôm đang không gặp vấn đề dịch bệnh bất thường hoặc các động thái chính sách cực đoan từ các nước giao dịch lớn, hoặc bất cứ cuộc khủng hoảng nào tại Mỹ hay Trung Quốc. “Tôi dự báo thị trường tôm sẽ ổn định trong thời gian tới”, ông Takeuchi nhận định.

IntraFish
Đăng ngày 19/03/2018
Gappingworld
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 07:54 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 07:54 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:54 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 07:54 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 07:54 09/11/2024
Some text some message..