Thiết bị lập trình thời gian ăn cho cá hút vốn đầu tư triệu USD

Chàng trai 27 tuổi Gibran El Farizy người Indonesia sáng tạo hệ thống eFishery giúp tiết kiệm đến 21% tiền thức ăn cho hộ chăn nuôi.

Thiết bị lập trình thời gian ăn cho cá hút vốn đầu tư triệu USD
Lắp đặt hệ thống eFishery trên ao nuôi cá. Ảnh: eFishery.

Thành lập vào năm 2013, thiết bị của công ty eFishery do Farizy sáng lập giúp người nuôi trồng thủy sản có thể lập trình thời gian ăn cho cá, thông qua ứng dụng điện thoại di động kết nối với máy cấp thức ăn đặt ngay sát hồ nuôi. Ví dụ, muốn cho cá ăn 150gram vào lúc 7h, 50gram vào 15h và 100gram lúc 23h, người nuôi sẽ nhập thông tin này vào ứng dụng để điều khiển máy phân bổ đúng lượng thức ăn vào ao theo giờ lập trình. Hệ thống kết nối điện toán đám mây nên người nuôi có thể thao tác trên điện thoại thông minh dù đang ở bất cứ đâu.

cho cá ăn, thiết bị cho ăn, thiết bị cho cá ăn, hẹn giờ cho cá ăn, công nghệ nuôi tôm

Máy cấp thức ăn có hai kích cỡ, có thể sử dụng cho ao nuôi diện tích lên tới 100m2. Loại nhỏ có thùng chứa thức ăn 12kg, còn loại lớn là 65kg, giá vào khoảng 500 USD (hơn 11 triệu đồng). Với những hộ ngư dân khó khăn, công ty cũng có dịch vụ cho thuê hệ thống này với mức 23 USD (500.000 đồng) mỗi tháng.

Công ty đang phát triển một cảm biến lắp đặt trong ao để có thể nhận biết cá đang đói hay không, thông qua theo dõi sự di chuyển của chúng và những gợn sóng trong nước. Theo đại diện eFishery, cá bơi mạnh hơn khi đói, do đó sẽ tạo nhiều sóng hơn. Bộ cảm biến dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018, có công dụng kích hoạt thời gian cho ăn và tự động dừng quá trình nếu nhận thấy cá đã no, giúp tiết kiệm lượng thức ăn hơn.

CEO trẻ tuổi hy vọng công nghệ này có thể giúp các hộ chăn nuôi tối ưu hóa năng suất. “Chúng tôi gọi eFishery là IoT - Internet vạn vật cho người nuôi cá và tôm”, Farizy chia sẻ.

Ý tưởng về hệ thống cho ăn tự động đến với Farizy khi anh gặp trục trặc với mô hình nuôi cá trê của mình, từ lúc còn là sinh viên năm hai. “Khó khăn lớn nhất với tôi là chi phí thức ăn cho cá. Vấn đề nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải ai cũng giải quyết được”.

Theo nghiên cứu của công ty eFishery, thức ăn chiếm 70-80% tổng chi phí việc nuôi trồng thủy sản. Ở nhiều địa phương, lao động thiếu kỹ năng cũng khiến việc cho cá, tôm ăn không đồng đều, dẫn đến những con cá mạnh hơn lấy nhiều thức ăn, trong khi số còn lại của đàn bị đói, gây sút giảm năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. “Hệ thống của chúng tôi có thể cắt giảm 21% chi phí thức ăn, cải thiện sự phát triển của đàn cá. Nước sẽ ít ô nhiễm do thức ăn thừa, từ đó cá cũng khỏe mạnh hơn”, Farizy cho biết.

Trong gần 2 năm đầu khi mới thành lập công ty, Farizy và các cộng sự chỉ tập trung vào xây dựng và thử nghiệm liên tục nền tảng công nghệ. Tìm đến các công ty ngư nghiệp lớn để chào hàng, thế nhưng mô hình ban đầu chưa được thị trường đón nhận. Farizy càng quyết tâm hoàn thiện sản phẩm của mình và tìm cách kết nối với các trang trại nhỏ, thuyết phục ngư dân, những người vốn e dè với công nghệ sử dụng sản phẩm của mình. Đến nay, công ty có hơn 500 khách hàng và hệ thống eFishery đã áp dụng với hơn 20.000 hồ nuôi cá tôm trong thị trường nội địa.

Dự án khởi nghiệp này nhận nhiều giải thưởng như giải nhất Spark Fire Pich tại Hội nghị Doanh nghiệp toàn cầu diễn ra tại Kenya năm 2015, giải Tech4Farmers Challenge của Trung tâm phát triển quốc tế Mỹ và cũng là một phần trong chương trình Thúc đẩy khởi nghiệp của Google, tập trung vào những thị trường mới nổi... Dự án được tạp chí Forbes đánh giá là cuộc cách mạng hóa cho ngành nuôi trồng thủy sản tại Indonesia.

cho cá ăn, thiết bị cho ăn, thiết bị cho cá ăn, hẹn giờ cho cá ăn, công nghệ nuôi tôm

Gibran El Farizy, người sáng lập eFishery. Ảnh: Nikken.

CEO Farizy lọt vào top 30 gương mặt nổi bật có sức ảnh hưởng dưới tuổi 30 của châu Á - “30 Under 30” do tạp chí Forbes bình chọn năm 2017.

Ý tưởng này nhận được 1,2 triệu USD vốn đầu tư từAqua-Spark, quỹ đầu tư nuôi trồng thủy sản của Hà Lan và công ty đầu tư Ventosourse của Indonesia. Dự kiến eFishery sẽ mở rộng thị trường qua Thái Lan, Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 3 năm tới.

Nhưng kỳ vọng của chàng CEO trẻ không chỉ dừng lại ở đấy. “Giá trị thật sự của kinh doanh qua IoT chính là việc thu thập dữ liệu. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra những dự đoán có tính chính xác cao trong ngành ngư nghiệp, kết nối ngư dân với người mua và với nhà sản xuất”. Dự định tương lai của Farizy là biến công ty trở thành một nền tảng cho người nuôi thủy sản qua việc thâu tóm dữ liệu về các đặc tính sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cá, tôm.

 

VnExpress
Đăng ngày 25/01/2018
Y Vân (Theo Nikken)
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:46 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:46 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:46 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:46 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 23:46 24/11/2024
Some text some message..