Thiệt hại đến 500 triệu USD nếu thuỷ sản Việt Nam bị áp “thẻ đỏ”

Dự kiến vào tháng 10 năm 2023, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đánh giá lần thứ 4 về việc thực hiện biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định (IUU) tại Việt Nam.

Tàu cá
Đội tàu cá của ngư dân trên biển. Ảnh: canhsatbien.vn

Cuộc kiểm tra này quyết định liệu Việt Nam có thể bị gỡ bỏ "thẻ vàng" sau 6 năm kể từ khi bị cảnh báo hay không. Tuy nhiên nếu Việt Nam bị áp "thẻ đỏ", thiệt hại cho xuất khẩu thủy sản sang EU có thể lên tới 518 triệu USD.

Thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đối với 28 tỉnh và thành phố ven biển.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thẻ vàng IUU của EC đã gây ra thiệt hại lớn đến cho nước ta, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu liên tục giảm từ năm 2017. Sau 2 năm chịu tác động từ thẻ vàng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 12%, tức là mất đi 183,5 triệu USD.

Tình trạng giảm này tiếp tục kéo dài đến năm 2020, đặc biệt do tác động của đại dịch Covid-19. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 5,7% so với năm 2019 chỉ còn 959 triệu USD.

Vào năm 2022, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang thị trường EU giảm còn 9,4% sau 5 năm. Trong thời gian này, EU từ vị trí thứ 2 xuống thứ 4 trong danh sách các thị trường lớn nhập khẩu thủy sản Việt Nam (đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc).

Trong tương lai, nếu tình trạng thẻ đỏ kéo dài từ 2 đến 3 năm, toàn bộ ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực nặng nề. Cụ thể, ngành khai thác và chế biến hải sản dự kiến giảm ít nhất 30%, ảnh hưởng to lớn đến tỷ trọng xuất khẩu cũng như công ăn việc làm của hàng triệu công nhân.

Đánh bắt cá ngừThuỷ sản Việt Nam hết đường “sống” tại nước ngoài nếu bị áp thẻ đỏ. Ảnh: Báo Thanh Niên

“Không chỉ thị phần thuỷ sản Việt trên thị trường Quốc tế bị ảnh hưởng, thẻ đỏ còn tác động đáng kể đến hoạt động của 60 nhà máy lớn tại Việt Nam chuyên xuất khẩu sang thị trường EU và hàng trăm ngư dân làm ăn chân chính, thậm chí ảnh hưởng đến hình ảnh nỗ lực xây dựng nghề cá hiện đại của quốc gia. Hiện nay, một số quốc gia khác như Mỹ và Nhật Bản đã áp dụng các quy định tương tự về chống IUU và có thể áp dụng biện pháp tương tự đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam” theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay.

Lãnh đạo Cục Kiểm ngư yêu cầu các doanh nghiệp là thành viên của VASEP tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ thực hiện các quy định về IUU, không thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vi phạm quy định IUU.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), đoàn thanh tra của EC dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra lần thứ 4 tại Việt Nam vào tháng 10. Điều này cũng đồng nghĩa với việc EC sẽ xem xét việc gỡ bỏ cảnh báo đối với ngành thủy sản khai thác tại Việt Nam. Tuy nhiên, còn rất nhiều công việc phải được hoàn thiện trong thời gian này.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã nhấn mạnh rằng, từ nay đến tháng 10, trước khi Đoàn Thanh tra của EC đến kiểm tra lần thứ 4 về IUU, cần phải hoàn thiện đầy đủ hai văn bản quy phạm pháp luật, đó là Nghị định số 26 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và Nghị định số 42 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Bên cạnh đó, cần có thông tin cụ thể từ 28 tỉnh và thành phố về việc lắp đặt và ngắt kết nối thiết bị VMS, từ đó có các biện pháp mạnh mẽ để xử lý các cá nhân và tổ chức vi phạm.

Cảnh sát biểnCần phải khẩn trương hoàn thành Nghị định số 26 và Nghị định số 42 trước khi đoàn thanh tra EC đến kiểm tra lần thứ 4 về IUU. Ảnh: canhsatbien.vn

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc của thủy sản được khai thác, và nghiêm cấm mọi hành vi hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng xuất khẩu, đặc biệt là việc chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm tại vùng biển nước ngoài.

Bộ Công an khẩn trương điều tra hồ sơ, truy tố các vụ môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

“Chúng ta cần phải nghiêm túc xử lý, để khi EC sang kiểm tra họ thấy rằng Việt Nam đã cầu thị, thực sự hành động”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Tuy nhiên, phó thủ tướng đánh giá sự quyết liệt chưa đồng đều tại một số địa phương trên địa bàn cả nước, có những địa phương quản lý như Cà Mau, nhưng cũng còn địa phương chưa quyết tâm trong việc xử lý các khuyến nghị của EC.

Đăng ngày 06/09/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 09:28 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 09:28 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:28 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 09:28 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 09:28 18/12/2024
Some text some message..