Thiết kế hệ thống nuôi cấy vi tảo chi phí thấp

Đây là nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Protist, các nhà khoa học ở trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM và các cộng sự đã giới thiệu hệ thống nuôi cấy tảo có hai lớp xốp nghiêng (TL-PSBR) đơn giản và tiết kiệm chi phí để nuôi cấy loài vi tảo N. oculata.

Vi tảo
Vi tảo Nannochloropsis oculata. Ảnh: retail.ru

Là nguồn thức ăn cho luân trùng, ấu trùng cá và giáp xác, N. oculata có vai trò quan trọng trong ngành thủy sản. Phương pháp sản xuất N. oculata phổ biến nhất hiện nay là nuôi trong ao mở. Tuy nhiên, ánh sáng và CO2 trong ao nuôi thường phân bố không đều, ảnh hưởng đến năng suất, tiêu tốn nhiều năng lượng.

Để khắc phục hạn chế này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế hệ thống nuôi cấy tảo có hai lớp xốp nghiêng sử dụng ánh sáng LED để nuôi cấy N. oculata. Cụ thể, họ đã sử dụng vật liệu nền là giấy kraft với định lượng 220g/m2, để góc nghiêng 15 độ, cường độ ánh sáng 140 µmol photon m2/s, chu kì sáng - tối là 6-6 giờ.

Họ đã thử nghiệm nuôi trồng trong 14 ngày và thu được sinh khối tảo lớn với hàm lượng dinh dưỡng cao. Tổng sinh khối tảo khô thu được trong vùng trồng là 75,5g/m2, với năng suất trung bình đạt 6,3g/m2/ngày. Về hàm lượng dinh dưỡng, tảo khô chứa 3% axit eicosapentaenoic, 3,7% axit palmitoleic và 513 mg/kg vitamin E.

Báo Khoa Học Phát Triển
Đăng ngày 14/10/2022
Thanh An
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:32 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:32 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:32 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:32 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:32 26/04/2024