Thiếu công trình cấp nước ngọt tôm bị chậm lớn do độ mặn cao

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện trừ vùng nuôi tôm tập trung phường Hải Hoà (TP Móng Cái), phường Hà An (TX Quảng Yên) đã được quy hoạch công trình chứa, còn lại toàn bộ diện tích vùng nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh trong tình trạng thiếu công trình hạ tầng cấp nước ngọt, việc cấp nước ngọt đều trông chờ vào tự nhiên.

Thiếu công trình cấp nước ngọt tôm bị chậm lớn do độ mặn cao
Tại vùng nuôi tôm tập trung khu Lượng Gió (phường Bình Ngọc, TP Móng Cái), tuyến kênh lấy nước cấp vào cũng là công trình chứa nước thải ra, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và lây lan bệnh dịch.

Theo báo cáo mới nhất của Chi cục Thuỷ sản (Sở NN&PTNT) về tình hình nuôi tôm hiện nay, tại nhiều vùng xảy ra tình trạng tôm chậm lớn, kém phát triển. Theo nhận định của đơn vị chuyên môn trên, nguyên nhân khiến tôm chậm lớn là môi trường nuôi quá mặn, độ mặn trong nước đo được thời điểm giữa tháng 5 đến đầu tháng 6 lên đến gần 30 phần nghìn; trong khi đó độ mặn phù hợp, kích thích sinh trưởng và phát triển với con tôm chỉ dao động trong khoảng 10 phần nghìn.

Việc tôm chậm lớn do độ mặn của môi trường nuôi cao vượt ngưỡng nói trên bắt nguồn từ tình trạng thời tiết thời gian qua diễn biến khá bất thường, mưa muộn, số lượng nhỏ (thay vì quy luật thường có mưa từ đầu tháng 5), trong khi các vùng nuôi đều đang thiếu và yếu về hạ tầng cấp, trữ nước ngọt để người nuôi có thể chủ động được việc giảm độ mặn môi trường nuôi.

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện trừ vùng nuôi tôm tập trung phường Hải Hoà (TP Móng Cái), phường Hà An (TX Quảng Yên) đã được quy hoạch công trình chứa, còn lại toàn bộ diện tích vùng nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh trong tình trạng thiếu công trình hạ tầng cấp nước ngọt, việc cấp nước ngọt đều trông chờ vào tự nhiên. Trong khi đó NTTS rất cần duy trì ổn định độ mặn trong nước, là điều kiện quyết định thành công của mô hình nuôi.

Thực tế hiện nay tại các vùng NTTS nói chung, các vùng nuôi tôm nói riêng không chỉ thiếu và yếu công trình hạ tầng trữ, cấp nước ngọt, mà còn thiếu, yếu các công trình hạ tầng đường, điện, kênh thoát nước thải, đê bao chắn sóng... Theo nguyên tắc NTTS, để tránh phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh, kênh cấp, thoát nước phải được đầu tư riêng biệt; tuy nhiên, công trình này ở hầu hết các vùng nuôi đang được dùng chung. Như vậy nước thải của nhà này lại được nhà khác dẫn về để sử dụng, mặc dù nguồn thải có được xử lý kỹ đến đâu vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh và xâm nhiễm vào các ao nuôi còn lại, và thực tế cho thấy dịch bệnh là tác nhân nguy hiểm nhất làm thất bại vụ nuôi, vùng nuôi.

Đối với các công trình điện lưới, qua khảo sát ngoài một số tiểu vùng sản xuất tại khu NTTS tập trung xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên) được cấp điện sản xuất, số còn lại được cấp điện theo diện dùng chung nguồn điện sinh hoạt thậm chí phải sử dụng máy phát, không đảm bảo hoạt động cho hệ thống các máy quạt khí trong ao nuôi. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình NTTS, vì hệ thống quạt khí, quạt gió nhằm tăng cường ô xi trong nước, nếu ngừng hoạt động trong vòng 1 giờ đồng hồ có thể làm tôm chết hàng loạt; còn nếu quạt khí, quạt gió yếu, không ổn định cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Việc sử dụng điện sinh hoạt hoặc sử dụng mát phát điện để sản xuất còn tăng chi phí đầu vào, khiến giá thành nông sản tăng, mất tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống đường giao thông tại các vùng NTTS vẫn chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp, xe ô tô không vào tới các ao nuôi để thu mua, bảo quản, khiến người nuôi thêm vất vả, sản phẩm cũng phần nào bị giảm chất lượng. 

Thực tế đối với NTTS, hệ thống hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết thường như hiện nay. Vì vậy, biện pháp duy nhất là người nuôi phải làm chủ, điều tiết được môi trường nuôi, chủ động tạo thêm ôxy trong môi trường nước, xử lý chất thải bẩn qua hệ thống hút đáy ao, cấp nước sạch vào ao nuôi, cấp nước ngọt để giảm độ mặn trong ao... Tất cả những việc trên nếu muốn làm được phải bắt nguồn từ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo. Bởi vậy, để NTTS phát triển bền vững, tỉnh, ngành Nông nghiệp, các địa phương và các hộ NTTS cần phải ưu tiên đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các công trình điện, đường, cấp, thoát nước, tránh tình trạng bất cập như hiện nay...

Báo BR_VT
Đăng ngày 29/06/2017
Việt Hoa
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 22:19 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:19 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 22:19 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:19 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 22:19 05/11/2024
Some text some message..