Thiếu nước, Bạc Liêu sẽ có hơn 10.000ha lúa, 9.000ha tôm thiệt hại

Dự báo, tỉnh Bạc Liêu sẽ có đến 10.400ha lúa và 9.000ha tôm bị thiệt hại nặng nề khi mặn xâm nhập. Tỉnh này đang ráo riết tìm mọi giải pháp ứng phó.

Hệ thống cống
Hệ thống cống, đập tại Bạc Liêu sẵn sàng vận hành khi mặn xâm nhập vào đất liền. Ảnh: Nhật Hồ

Ngày 24.12, ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu cho biết, tỉnh đã chủ động các giải pháp ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô 2019 - 2020, trong đó có việc điều tiết hệ thống cống, chủ động đắp đập thời vụ trữ nước ngọt phục vụ sản xuất.

Bạc Liêu dự báo khi mặn xâm nhập sẽ có đến 10.400ha lúa, 9.000ha tôm bị thiệt hại nặng nề.

Cụ thể, vùng Bắc Quốc lộ 1A dự kiến có 5.400ha lúa thiếu nước ngọt. Tiểu vùng ngọt sản xuất rau màu cũng sẽ ảnh hưởng thiếu nước ngọt. Tiểu vùng sản xuất lúa - tôm dự báo có 5.000ha thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất lúa trên đất tôm vào tháng 1.2020. Xâm nhập mặn sớm dẫn đến nguy cơ có 5.000ha nuôi tôm bị thiệt hại.

Vùng Nam Quốc lộ 1A dự báo cũng có 4.000ha tôm nuôi bị thiệt hại, thời gian căng thẳng diễn ra vào tháng 3.2020.

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020, tỉnh tập trung vào thời kỳ cao điểm chống hạn, mặn từ tháng 12.2019 đến tháng 5.2020. Theo đó, các ngành chức năng huy động mọi nguồn lực triển khai các giải pháp bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi…

Bạc Liêu cũng đưa ra 3 kịch bản cụ thể ở 3 mức độ khác nhau để chủ động ứng phó. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành và các đơn vị liên quan, các huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 - 2020 tại địa phương dựa trên kịch bản 2 của tỉnh. Huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương tập trung cao độ thực hiện kế hoạch chi tiết phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. UBND các xã, phường, thị trấn phát động nhân dân tu bổ bờ bao, ao đầm, nạo vét kênh mương nội đồng để chống hạn, mặn…

Lao động
Đăng ngày 24/12/2019
NHẬT HỒ
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 00:27 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:27 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:27 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:27 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:27 18/11/2024
Some text some message..