Thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng đến môi trường?

Người tiêu dùng nuôi trồng thủy sản có xu hướng lựa chọn các loài “ăn thịt” hơn thay vì lựa chọn các loài thủy sản truyền thống có độ dinh dưỡng thấp, khiến các nhà nghiên cứu kêu gọi tái định hướng nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường.

Cá hồi
Cá hồi (được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng đóng hộp) có xu hướng gia tăng. Ảnh: thefishsite.com

Tiến hành khảo sát 

Tây Ban Nha là quốc gia châu Âu thứ hai, chỉ sau Bồ Đào Nha, có mức tiêu thụ sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản cao nhất. Mỗi năm, mỗi người Tây Ban Nha tiêu thụ trung bình 42 kg loại thực phẩm này, khiến chúng trở thành một trong những nguồn protein động vật chính trong các hộ gia đình. 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học, giáo sư Khoa Khoa học Hàng hải và Sinh học Ứng dụng, gần đây đã tiến hành nghiên cứu về thói quen ăn uống của các gia đình Tây Ban Nha có sử dụng các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu có tiêu đề “Chế độ ăn uống thực phẩm xanh bền vững và ít tạo ra khí thải để giảm thiểu biến đổi khí hậu” được trình bày vào tháng 11 năm ngoái trong Hội nghị Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia lần thứ 28. 

Vẹm xanhMức tiêu thụ hai mảnh vỏ như vẹm đang giảm dần. Ảnh: Hải Sản Gió Biển

Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 12.500 hộ gia đình, được thu thập từ năm 1999 đến năm 2021. Các chuyên gia đã có thể quan sát thấy sự suy giảm lượng tiêu thụ các loại cá truyền thống chẳng hạn như cá mòi hoặc cá cơm hay các loài 2 mảnh vỏ như vẹm, trong khi đó mức tiêu thụ các loại cá “ăn thịt” từ các trang trại NTTS chẳng hạn như cá tráp, cá chẽm và cá hồi (được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng đóng hộp) lại có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, sự tiêu thụ nhóm sản phẩm cá ngừ đóng hộp ngày càng tăng có tác động lớn đến môi trường thông qua việc vận chuyển và khâu đóng gói sản phẩm.  

Phát hiện kinh ngạc 

Những thay đổi trong thói quen tiêu dùng này gây bất lợi cho môi trường, vì các loài cá ăn thịt từ nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như cá hồi (từ các trại nuôi xa xôi), chúng đòi hỏi một lượng lớn thức ăn được sản xuất từ ​​các loài cá nhỏ khác. Ngược lại, các loài hai mảnh vỏ được nuôi tại địa phương, nguồn thức ăn của chúng các chất dinh dưỡng có sẵn trong môi trường (sinh vật phù du và chất lơ lửng trong nước). 

Cá tráp vàngCác loài nuôi trồng thủy sản ăn thịt có thể tạo ra lượng khí thải carbon cao hơn do thức ăn và khí thải liên quan đến vận chuyển. Ảnh: Vương Quốc Loài Vật

Do đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng khí thải Carbon (khí thải nhà kính) lớn hơn nhiều khi nhân giống các loài ăn thịt trong các trang trại thâm canh nằm ở những nơi xa xôi, bao gồm cả việc sản xuất và vận chuyển. 

Kết luận rằng, cần phải tạo ra các chính sách định hướng người tiêu dùng để thúc đẩy việc mua các sản phẩm nuôi trồng thủy sản có tác động thấp đến biến đổi khí hậu. Ví dụ như loài hai mảnh vỏ, chúng là một nguồn protein lành mạnh, giàu vi chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và axit béo. Những phát hiện này làm nổi bật lượng khí thải carbon thấp trong quá trình tạo ra sản phẩm từ loại này. 

Đây là một cơ hội tuyệt vời để người dân đưa ra lựa chọn có trách nhiệm và nhằm giảm thiểu thiệt hại về môi trường liên quan đến hệ thống sản xuất thực phẩm. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng họ muốn thấy khía cạnh này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong các sản phẩm mà người tiêu dùng Tây Ban Nha tiêu thụ, giống như nó xảy ra ở một số quốc gia nơi thực phẩm được dán nhãn dựa trên lượng khí thải carbon được tạo ra trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu khuyến khích người dân tìm cách tiêu dùng có ý thức và có trách nhiệm vào dịp Giáng sinh thông qua hoạt động mua sắm, tiêu thụ, chẳng hạn như các sản phẩm nuôi trồng thủy sản từ các loài động vật hai mảnh vỏ. 

Đăng ngày 09/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:37 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:37 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:37 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:37 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:37 29/03/2024