Thu chục triệu mỗi tháng nhờ nghề đặt trúm lươn

“Với nghề đặt trúm bắt lươn, trung bình mỗi tháng vợ chồng tôi kiếm được không dưới 10 triệu đồng, đủ để trang trải mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình và nuôi con ăn học”.

đặt ống trúm lươn
Nông dân vùng Đồng Tháp Mười đặt trúm bắt lươn. Ảnh: IT

Cùng với nghề cào bắt cá và hến, câu ếch, soi ếch... nghề đặt trúm bắt lươn ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như: Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Cao Lãnh, Tháp Mười... cũng đang phát triển mạnh. Nhiều nông hộ ở đây nhờ nghề đặt trúm bắt lươn mà đã vượt qua cảnh khốn khó lúc nông nhàn.

Đặt trúm bắt lươn đang là  nghề chính để tạo việc làm và đem lại nguồn thu nhập chính cho vợ chồng anh Trần Văn Đường và chị Trần Thị Thừa ở ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Chị Thừa cho hay: “Muốn bắt được nhiều lươn, không chỉ phải biết thời gian, địa điểm đặt ống trúm và đặt bằng cách nào, mà còn phải chọn mồi ngon để dẫn dụ lươn vào trúm. Lươn thường sinh sống dưới lớp bùn cả ngày, ban đêm mới đi kiếm ăn. Món ngon-hấp dẫn của lươn chủ yếu là cá, tép, cua, ốc… bằm nhuyễn để cho có mùi thum thủm hoặc là con trùn (giun) hay ếch-nhái nướng cho thơm…”.

Sau khi bỏ mồi vào các ống trúm xong, tôi cùng với vợ chồng anh Đường đẩy xe dọc theo tuyến Quốc lộ 30 thuộc địa phận xã Tân Thạnh đến thị trấn Thanh Bình và xã Bình Thành, rồi đi dọc tuyến Tỉnh lộ 843 thuộc các xã Tân Phú, Tân Mỹ... tìm nơi để đặt trúm. Đặt trúm xong, đợi đến 5 - 8 giờ sáng hôm sau đi dỡ trúm thu hoạch lươn.

Anh Đường bày tỏ: Nghề đặt trúm bắt lươn rất đơn giản, vừa tiện lợi - vừa ít tốn kém mà mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần vài trăm ngàn đồng là sắm được vài chục cái trúm bắt lươn. Ống trúm là một đoạn tre bọng ruột dài trên-dưới 1m; một đầu vót nhọn để khi đặt cắm dễ dàng dưới đáy kênh-mương. Hai đầu ống trúm đều có miệng hom đan bằng tre. Hom là cái bẫy dẫn dụ lươn vào ăn mồi.  Với 80 ống trúm, bình quân mỗi ngày gia đình anh Đường kiếm được trên-dưới 3kg lươn, bán cho những thương lái chở đi TP.Cao Lãnh,  TP.Sa Đéc... với giá 200.000 đồng/kg lươn loại 1 và 170.000 đồng/kg lươn loại 2, thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.

Anh Đường vui vẻ nói: “Với nghề đặt trúm bắt lươn, trung bình mỗi tháng vợ chồng tôi kiếm được không dưới 10 triệu đồng, đủ để trang trải mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình và nuôi con ăn học”. Chị Thừa  ngồi kế bên tiếp lời: “Nhà tôi đã theo nghề này mười mấy năm nay, cho dù trời mưa dông-bão lũ… thì vẫn đội mưa để đi đặt trúm, Nếu nghỉ, coi như ngày đó không có thu nhập, cuộc sống sẽ khó khăn”. Vất vả, cực nhọc là vậy, nhưng nghề đặt ống trúm bắt lươn khá hấp dẫn đã và đang là cách mưu sinh độc đáo của những hộ dân nghèo miền sông nước Cửu Long - nhất là những người dân nông thôn miệt Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang và vùng Đồng Tháp Mười, khu Tứ giác Long Xuyên...

Dân Việt, 05/09/2015
Đăng ngày 06/09/2015
Trần Trọng Trung
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 tăng 574 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2024 ước đạt 26.226,7 tấn, tăng 2,2% (tăng 574 tấn) so cùng kỳ. Tính tổng cộng 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 172.723,1 tấn, tăng 2,9% (tăng 4.786,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 09:48 12/08/2024

Bảo vệ ao nuôi tôm trước nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra khiến hoạt động nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại đến tôm nuôi. Do đó, bà con cần có những giải pháp thích ứng, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Ao tôm nuôi
• 01:32 25/09/2024

Cách tính kích thước tôm thẻ chân trắng một cách đơn giản

Kích thước trong nuôi tôm là một trong những chỉ số đánh giá sự thành công của một vụ nuôi. Khi biết được kích thước của tôm, người nuôi có thể xác định được lợi nhuận nhận được trong một vụ mùa.

Tôm thẻ
• 01:32 25/09/2024

Chuỗi thức ăn tự nhiên và mô hình Bio Floc trong nuôi tôm

Nuôi tôm đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Để nuôi tôm hiệu quả, người nuôi không chỉ cần hiểu về cách chăm sóc tôm mà còn phải nắm rõ chuỗi thức ăn tự nhiên của tôm và áp dụng các mô hình tiên tiến như Bio Floc.

Mô hình nuôi Bio floc
• 01:32 25/09/2024

Vì sao nên sử dụng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi?

Men vi sinh không chỉ cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ cân bằng hệ sinh thái trong ao, giúp nâng cao hiệu suất nuôi trồng. Vậy, vì sao nên sử dụng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi? Dưới đây là những lý do quan trọng mà người nuôi tôm cần lưu ý.

Men vi sinh
• 01:32 25/09/2024

Sá sùng là loài hải sản chức năng

Gần đây một báo cáo của nhóm nghiên cứu người Trung Quốc cho thấy kinase thu được từ sá sùng giúp làm tan cục huyết khối ở mạch máu. Điều này mở ra hướng đi mới cho việc khai thác được các loài động vật có hiệu quả ứng dụng trong y học.

Sá sùng
• 01:32 25/09/2024
Some text some message..