Thử độ sạch của nước bằng... tôm càng xanh

Tôm càng xanh có thể nhận biết các chất ô nhiễm nhạy bén hơn bất kỳ loại máy kiểm tra tối tân nào.

Thử độ sạch của nước bằng... tôm càng xanh
Chân dung các 'giám định viên' đặc biệt - Ảnh: REUTERS

Những "nhân viên giám định" đặc biệt này đã bắt đầu công việc của mình tại nhà máy sản xuất bia Protivin (Cộng hòa Séc).

Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản và bảo vệ bờ biển (Viện nghiên cứu Thủy văn và vi sinh học thủy sản, Đại học South Bohemia) thực hiện thử nghiệm này.

tôm, tôm càng xanh, tôm càng, thủy sản, sinh học tôm
Tôm càng xanh con được đưa vào các mẫu nước khác nhau để thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của Đại học South Bohemia - Ảnh: REUTERS

Theo các nhà khoa học, tôm càng xanh con đặc biệt nhạy bén bởi các tín hiệu khác lạ trong nước. Máy móc hiện đại có thể nhận diện được một số loại ô nhiễm đặc thù, còn loài động vật ưa nước sạch này nhạy cảm với mọi sự thay đổi nhỏ nhặt nhất của môi trường nước, bao gồm những vấn đề mà máy không thể nhận biết được.

Những chú tôm càng xanh con trang bị cảm biến sinh học hồng ngoại để theo dõi nhịp tim và chuyển động. Dữ liệu được phân tích bằng máy vi tính. Những thay đổi nhỏ nhặt nhất trong cơ thể và hành vi của chúng đều được ghi nhận.

"Khi xung điện có sự biến đổi ở 3 con tôm càng xanh trở lên, chúng tôi xác định rằng các thông số nước đã thay đổi. Chúng phản ứng rất nhanh và cho kết quả trong vòng 3 phút" - người đứng cầu công ty sản xuất bia, ông Michal Voldrich, nói với phóng viên Reuters.

Để cho ra bia thành phẩm thật sự chất lượng, họ cần có nguồn nước tinh khiết nhất, và những nhân viên tôm này tỏ ra rất hiệu quả trong công việc.

Theo các nhà khoa học ở Đại học South Bohemia, tôm càng xanh có thể được sử dụng như một cảm biến sinh học cực kỳ nhạy bén, giúp giám định một cách chắc chắn và nhanh nhất độ tinh khiết của nước. Công nghệ cực kỳ đơn giản này sẽ tiếp tục được nghiên cứu mở rộng để sử dụng cho nhà máy nước, các hệ thống lọc và xử lý nước khác.

Đăng ngày 29/09/2017
A. Thư (Theo Reuters)
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 13:42 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 13:42 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 13:42 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 13:42 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:42 20/11/2024
Some text some message..