Thử nghiệm giải pháp mới phòng trị tôm bệnh EMS

Kết quả thử nghiệm cho thấy giải pháp mới mở ra nhiều hy vọng trong phòng trị EMS

EMS
Ảnh tôm bệnh do EMS

Công ty Công nghệ sinh học thế hệ mới (NG.BIOTECH) và Trung tâm Ứng dụng & Thử nghiệm sản phẩm đặt tại ấp Tân Thời, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết: Từ năm 2013 tại trang trại 10 ha của trung tâm bước đầu đã thử nghiệm thành công bộ 3 sản phẩm mới: BioNutri, BioPond, BioGrow có khả điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh hoại tử gan tụy cấp (hội chứng tôm chết sớm - EMS) trên tôm nuôi nước lợ.

Trong 2 năm trước đây, dịch bệnh tôm chết đã làm thiệt hại nặng nề cho người dân nuôi tôm ở ven biển ĐBSCL, trong đó có EMS gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, hiện chưa có thuốc đặc trị do vi khuẩn này có khả năng tạo một màng biofilm bảo vệ trước thuốc diệt khuẩn và kháng sinh. Do vậy vi khuẩn thường bùng phát trở lại rất nhanh sau khi thuốc hết tác dụng dẫn đến tôm chết nhanh hơn và thuốc ngày càng không có tác dụng.

Theo TS.BS thú y Nguyễn Minh - Giám đốc sản phẩm của NG.BIOTECH, bộ 3 sản phẩm trên của công ty thực chất là giải pháp dùng thiên địch để khống chế vi khuẩn gây bệnh EMS bằng cách sử dụng một dòng vi khuẩn độc quyền được nghiên cứu, phân lập bởi trường Royal Holloway (Đại học Luân Đôn - Vương quốc Anh). Dòng vi khuẩn này có khả năng ức chế và kiểm soát không cho Vibrio parahaemolyticus (tác nhân chính gây EMS-PV) hoạt động và phát triển trong môi trường nước cũng như trong cơ thể tôm nuôi.

Quá trình thử nghiệm trong 2 vụ nuôi vừa qua, tất cả các ao nuôi tại trại thực nghiệm thuộc Trung tâm Ứng dụng & Thử nghiệm sản phẩm của NG.BIOTECH ở xã Lạc Hòa đều không bị thiệt hại do EMS. Cùng tham gia trong đợt thử nghiệm trên còn có hai nông dân Dương Văn Lực và Châu Văn Voi, ở ấp Tân Thời, xã Lạc Hòa thực hiện, xác nhận đều thành công.

Ông Dương Văn Lực cho biết: "Năm 2013, vụ đầu tôi nuôi 6 ao, vụ thứ hai nuôi 2 ao đều rất thành công, đạt lợi nhuận 1,3 tỷ đồng. Theo dõi thử nghiệm sản phẩm của NG.BIOTECH tôi thấy đường ruột của tôm rất tốt, màu nước trong ao đẹp, ít tốn thức ăn, tỷ lệ hao hụt đầu con ít và tôm lớn nhanh, nên chỉ sau 3 tháng đã đạt kích cỡ 40-50 con/kg. Hiện nay tôi vẫn làm theo quy trình trên, tôm nuôi đã trên 40 ngày tuổi và phát triển tốt".

Đây là kết quả thử nghiệm bước đầu nhưng cho thấy giải pháp mới mở ra nhiều hy vọng trong phòng trị EMS.

Ông Lưu Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và thử nghiệm sản phẩm NG.BIOTECH CORP cho biết: Bộ 3 sản phẩm trên có thể xử lý ao tôm đã bị nhiễm EMS nặng, tôm chết nhiều hoặc những ao tôm mới bị hoặc phòng ngừa ngay từ đầu vụ nuôi. Theo kế hoạch của NG.BIOTECH từ ngày 20/4/2014 sẽ tiếp tục thử nghiệm bộ 3 sản phẩm tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Nếu người nuôi tôm có ao bị nhiễm EMS có thể liên hệ với trung tâm để được hỗ trợ sản phẩm miễn phí trong giai đoạn thử nghiệm. Dự kiến vào tháng 7/2014, khi các sản phẩm sử dụng có hiệu quả và an toàn sẽ được công bố trên thị trường.

Báo Nông Nghiệp VN, 21/4/2014
Đăng ngày 21/04/2014
Hữu Đức
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:06 22/09/2023

Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
• 15:28 28/08/2023

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Cá chẽm
• 10:30 24/08/2023

Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
• 12:18 22/08/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 13:58 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 13:58 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 13:58 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 13:58 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 13:58 23/09/2023