Thừa Thiên-Huế: Ngư dân trúng đậm cá kình con

Trung bình mỗi ngày 1 hộ dân đánh bắt được hơn 1 tạ cá kình con bán cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

ngư dân
Ngư dân ở các  xã Hải Dương, thị xã Hương Trà và thị trấn Thuận An huyện Phú Vang đổ xô đi đánh bắt cá đem bán.

Khoảng 1 tuần trở lại đây, tại cửa biển Thuận An, tỉnh Thừa Thiên-Huế xuất hiện lượng lớn cá kình con, còn được gọi là cá rò từ ngoài biển trôi vào vùng phá Tam Giang.

Trước hiện tượng này, ngư dân ở các  xã Hải Dương, thị xã Hương Trà và thị trấn Thuận An huyện Phú Vang đổ xô đi đánh bắt cá đem bán. Mỗi ngày, trung bình mỗi hộ dân đánh bắt hơn 1 tạ cá kình con. Tất cả số cá này đều được các hộ nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thu mua để thả nuôi.

Theo kinh nghiệm của ngư dân, hiện tượng cá kình con tràn vào khu vực cửa biển Thuận An là dấu hiệu tích cực về môi trường nước ở khu vực này, bởi loài cá trên thường chỉ bơi vào cửa biển khi môi trường nước tốt, không ô nhiễm.

Theo chính quyền các xã Hải Dương và thị trấn Thuận An, cùng với hiện tượng cá kình con tràn vào cửa biển Thuận An, khoảng 5 ngày trở lại đây tình trạng cá nuôi lồng của ngư dân ở gần cửa biển Thuận An không còn xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt như trước đây. Bà con đang theo dõi diễn biến môi trường nước để thả nuôi cá trở lại.

Ông Hoàng Phước, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trước tình hình cá rò trôi vào vùng đầm phá cũng như kinh nghiệm thực tế, địa phương xác định đây là một con nước rất tốt để phục vụ nuôi trồng thủy sản. Vì cá rò trôi vào đầm phá thể hiện nguồn nước ở giai đoạn này quá tốt. Trong thời gian vừa qua bà con cũng tiến hành đánh bắt, khai thác để phục vụ cho việc nuôi tại các ao đầm./.

VOV, 13/05/2016
Đăng ngày 14/05/2016
Lê Hiếu/VOV-Miền Trung
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 08:12 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:12 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 08:12 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 08:12 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 08:12 06/12/2024
Some text some message..