Thức ăn giúp thúc đẩy tăng trưởng và tỉ lệ sống Artemia

Nghiên cứu mới đây của Ngô Thị Thu Thảo, 2019 cho thấy khẩu phần ăn có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và tỷ lệ sống, cũng như ảnh hưởng tích cực đến quá trình thành thục sinh sản của Artemia franciscana.

Thức ăn giúp thúc đẩy tăng trưởng và tỉ lệ sống Artemia
Artemia franciscana. Ảnh: staticflickr.com

Tảo là nguồn thức ăn không thể thiếu trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài động vật biển, động vật thân mềm hai mảnh vỏ và giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài tảo đều thích hợp cho các loài động vật ăn lọc.

Do đó, việc tìm kiếm một nguồn thức ăn thay thế ít tốn kém hơn và giảm thiểu các giai đoạn sản xuất phức tạp, nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí về dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của sinh vật là rất cần thiết. 

SCD (single cell detritus-dạng tế bào đơn) không phải là tế bào sống mà là mảnh vụn của rong biển được tách ra thành dạng các tế bào đơn lẻ. Tùy theo loài rong biển, phương pháp thu hoạch và bảo quản mà SCD sẽ có những giá trị dinh dưỡng đặc trưng khác nhau. Các hạt SCD có đường kính 2-10 µm, tương tự như kích thước của các loài tảo do đó có thể sử dụng SCD làm thức ăn ở các trại sản xuất giống động vật thân mềm. SCD có hàm lượng đạm thô là 35%, do đó có giá trị dinh dưỡng cao.

Các nghiên cứu về thu hoạch và sử dụng SCD đã được thử nghiệm trên Artemia (Uchida, 1997), nghêu Ruditapes decussatus (Camacho et al., 2004) và hàu Crassostrea belcheri (Tanyaros và Chuseingjaw, 2016) cho thấy ảnh hưởng khá tích cực đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của các đối tượng nêu trên. 

Vì Artemia có đặc điểm ăn lọc, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sản phẩm SCD từ rong bún và rong câu làm thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Artemia. 

Quy trình chiết xuất SCD từ rong câu và rong bún        

nuôi artemia, thức ăn artemia, Artemia, ương nuôi artemia, nguyên liệu  

Hình 1: rong câu Hình 2: rong bún

 nuôi artemia, thức ăn artemia, Artemia, ương nuôi artemia, nguyên liệu

Bố trí thí nghiệm

Có 2 thí nghiệm trong nghiên cứu này. Đầu tiên thí nghiệm đã được thực hiện để đánh giá năng suất và thành phần của SCD từ nguồn rong biển khác nhau. Trong thí nghiệm thứ hai, Sản phẩm SCD tốt nhất được sử dụng làm thức ăn cho Artemia franciscana để đánh giá hiệu suất tăng trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản.

Thí nghiệm 1: Khả năng thu sản phẩm và chất lượng SCD sau khi ủ với nấm men bánh mì (bao gồm 8 nghiệm thức)

- Nghiệm thức 1: SCD từ rong câu, không cần lên men

- Nghiệm thức 2:  SCD từ rong câu + 106 tế bào nấm men / mL 

- Nghiệm thức 3: SCD từ rong câu + 105 tế bào nấm men / mL 

- Nghiệm thức 4: SCD từ rong câu + 104 tế bào nấm men / mL 

- Nghiệm thức 5: SCD từ rong bún, không cần lên men

- Nghiệm thức 6:  SCD từ rong bún + 106 tế bào nấm men / mL 

- Nghiệm thức 7:  SCD từ rong bún + 105 tế bào nấm men / mL

- Nghiệm thức 8:  SCD từ rong bún + 104 tế bào nấm men / mL 

Kết quả: SCD từ rong câu được ủ nấm men với mật độ 105 tế bào / mL  có mật độ hạt cao nhất và quá trình thu hoạch sản phẩm SCD này đạt hiệu quả cao hơn so với rong bún. 

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của SCD đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của Artemia được cho ăn 7 loại thức ăn khác nhau (tương ứng với 5 nghiệm thức).

- Nghiệm thức 1: Thức ăn tôm sú số 0 (Đối chứng)

- Nghiệm thức 2: Sản phẩm SCD 100%

- Nghiệm thức 3: 75% SCD + 25% thức ăn tôm sú số 0 

- Nghiệm thức 4: 50% SCD + 50% thức ăn tôm sú số 0 

- Nghiệm thức 5: 25% SCD + 75% thức ăn tôm sú số 0 

Chuẩn bị SCD: Rong câu được lên men với 105 tế bào nấm men / mL và glucose 70mg / L. SCD là thu hoạch vào ngày thứ 7 sau khi ly tâm và sấy khô (tại 60oC trong 24 giờ), sau đó sản phẩm SCD được bảo quản ở 4oC để nuôi Artemia.

Ấp trứng và thu ấu trùng Artemia để bố trí thí nghiệm

Trứng bào xác Artemia được ấp với nước biển có độ mặn 30‰, sục khí và chiếu sáng liên tục trong quá trình ấp. Sau khi trứng nở (khoảng 20-24 giờ), sử dụng ống siphon để thu ấu trùng mới nở và đếm số lượng để bố trí vào các bình thủy tinh để nuôi. 

Chăm sóc và quản lý Artemia được nuôi trong các bình thủy tinh chứa 2 lít nước mặn 30‰ với mật độ 100 con/L, đèn chiếu sáng với cường độ ~4000 lux và sục khí được duy trì liên tục trong suốt quá trình nuôi. Artemia sẽ được cho ăn mỗi ngày hai lần lúc 8 giờ và 16 giờ bắt đầu giai đoạn (Instar II) bằng tảo Chaetoceros sp. với mật độ là 50.000 tb/mL trong ngày đầu và tăng lên 100.000 tb/mL vào ngày thứ 2. Bắt đầu từ ngày thứ 3, Artemia được cho ăn theo năm loại thức ăn nêu trên.

Kết quả: Khẩu phần cho ăn với với 50% SCD từ rong câu và 50% thức ăn công nghiệp đạt kết quả tốt nhất về tỷ lệ sống và khả năng sinh sản của Artemia. Nghiên cứu trên cung cấp thông tin cơ sở để ứng dụng SCD từ rong câu thay thế một phần thức ăn góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng trong quá trình ương nuôi các giai đoạn Artemia.

Theo Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. 

Đăng ngày 19/09/2019
Như Huỳnh Lược dịch
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:21 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 14:21 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 14:21 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:21 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 14:21 23/12/2024
Some text some message..