Thức ăn liên tục tăng nuôi tôm thẻ thế nào cho hiệu quả

Thời điểm giữa, đến cuối tháng 2/2023, các công ty sản xuất thức ăn thuỷ sản nói chung, thức ăn nuôi tôm nói riêng, tại khu vực ĐBSCL, đồng loạt tăng giá bán.

Tôm thẻ
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Tép Bạc

Chi phí sản xuất 1 kg tôm thẻ chân trắng thương phẩm (giá thành sản xuất) hiện nay theo công nghệ nuôi thâm canh công nghệ cao loại cỡ size 30 con/kg trung bình dao động 90 – ≥ 95.000 đ/kg, chi phí sản xuất 1 kg tôm cỡ size 20 con/kg, trung bình dao động 110 – ≥ 120.000 đ/kg.

Chi phí trên, được tính trong điều kiện sản xuất ổn định, tôm giống thả nuôi có chất lượng, đạt đầu con, tỷ lệ sống cao. Tôm phát triển tốt, tăng trưởng ADG đều, ổn định. Thời tiết, khí hậu thuận lợi, nuôi chính vụ. Môi trường nuôi ổn định, thông số môi trường trong ngưỡng cho phép. Hàm lượng khí độc thấp, chưa tác động xấu đến tôm nuôi.  

Dịch bệnh được phòng ngừa hiệu quả, trong quá trình nuôi không gặp sự cố, bệnh nguy hiểm như phân trắng, EHP, gan tuỵ, đốm trắng, đỏ thân …chưa xuất hiện trong ao. Nếu nuôi trong môi trường có độ mặn phù hợp ≥ 10 ‰, tiết kiệm được chi phí khoáng, hạn chế bổ xung các dinh dưỡng khác…bà con sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất tôm nguyên liệu, góp phần hạ chi phí đầu vào, trực tiếp hạ giá thành sản xuất.  

Một vấn đề khác cần đề cập, đó là giá tôm thương phẩm trên thị trường có giá cao. Tuỳ theo khả năng chuẩn bị nguyên liệu dự trữ, chủ động tìm kiếm nguồn mua phong phú, cân đối trong công thức sản xuất, mức tăng giá thức ăn giữa các công ty khác nhau, dao động 1.200 đ – 1.500 đ/kg.

Sau khi tăng giá, có những loại thức ăn giá bán 800.000 – ≥ 850.000 đ/bao 20 kg. Tính ra, mỗi kg thức ăn tôm giá bán lẻ từ 40.000 – 50.000 đ/kg. Việc tăng giá thức ăn ở các công ty, đã được những người trong cuộc dự báo trước.  

Do ảnh hưởng tình hình chiến sự trên thế giới, việc giao tranh giữa một số nước có sản lượng sản xuất ngũ cốc chủ lực, đã tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu nhập khẩu, đẩy chi phí sản xuất đầu vào tăng cao.  

Bên cạnh đó, giá xăng dầu biến động, giá thuê containe, giá vận chuyển logictic, giá nhân công, khó khăn khi xuất nhập khẩu ra vào Việt Nam, các nước… đã tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung, thức ăn thuỷ sản nói riêng, trong đó có thức ăn tôm.

Thức ăn tômViệc tăng giá thức ăn tôm là một khó khăn, trở ngại lớn trong sản xuất cho người nuôi tôm. Ảnh: Tép Bạc

Việc tăng giá thức ăn tôm nhằm đảm bảo duy trì hoạt động nhà máy, cân đối hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là điều bắt buộc dù bản thân doanh nghiệp không mong muốn.  

Tuy nhiên, đối với người nuôi tôm trực tiếp, việc tăng giá thức ăn tôm là một khó khăn, trở ngại lớn trong sản xuất. Trong bối cảnh giá vật tư, trang thiết bị nuôi tôm cũng tăng giá, giá xăng dầu tăng, giá điện sản xuất tăng, giá nhân công tăng…đẩy chi phí sản xuất tôm tiếp tục tăng cao. Đối với những hộ nuôi tôm nhỏ lẻ, ít vốn, thuê ao, việc cân đối duy trì sản xuất, nuôi tôm có lợi nhuận, là thách thức không dễ thực hiện. 

Trong bối cảnh thức ăn tôm đồng loạt tăng giá, câu hỏi đặt ra cho người nuôi tôm, làm thế nào để tiếp tục duy trì sản xuất, nuôi tôm thẻ chân trắng có hiệu quả, có lợi nhuận. Giải bài toán duy trì sản xuất, có lợi nhuận sau thời gian nuôi tôm, trong bối cảnh thức ăn liên tục tăng giá, chúng tôi đề xuất các vấn đề kỹ thuật góp phần tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro, nuôi tôm an toàn, sản xuất ổn định, có hiệu quả.

Thức ăn tômThức ăn tôm đồng loạt tăng giá làm thế nào để tiếp tục duy trì sản xuất. Ảnh: Tép Bạc

Trong đó, việc chọn lựa nguồn tôm giống thả nuôi cần quan tâm thương hiệu tôm giống, chất lượng tôm giống. Thông qua các đơn vị chuyên ngành, công ty lớn, phối hợp kiểm tra PCR những bệnh phổ biến trên bầy tôm giống dự kiến mua thả nuôi.  

Bón vôi CaO, Ca(OH)2 đủ liều lượng, đảm bảo thời gian phơi ao, diệt khuẩn, sát trùng ao nuôi. Cần trú trọng, tập trung xử lý nước qua các công đoạn lấy nước, lắng lọc, xử lý nước, qua hệ thống các ao. Sử dụng đúng, đầy đủ tuần tự theo chức năng, mục đích sử dụng các hoá chất như EDTA, PAC, thuốc tím, oxy già, NaOH, Chlorin…cho từng công đoạn.  

Bà con sử dụng tuần tự các hoá chất theo mục đích sử dụng, đúng liều lượng, đảm bảo thời gian xử lý, đúng thời điểm xử lý. Trong quá trình nuôi, bà con có thể làm giảm pH thông qua thay nước, sử dụng phèn nhôm đơn Al2(SO4)3.14H2O. Hoặc có thể sử dụng Canxi Sulfate CaSO4 hoặc Can xi Clorua CaCl2 để hạn chế sự tăng pH đột ngột của nước.  

Không nên thả nuôi trực tiếp tôm giống postlarvae ra ao nuôi, bà con nên ương tôm post trong bể gièo, hồ ương, trong thời gian 15 – 20 ngày, áp dụng các chế độ chăm sóc đặc biệt như cho ăn nhiều lần, chà bạt, si phon liên tục, giữ thông số môi trường ổn định, bổ xung chất tăng cường đề kháng như Beta glucan, Premix, Probiotic, Prebiotic, Acid amine thiết yếu… 

Sau thời gian ương trên, cho tôm con ra ao nuôi tôm lứa (giai đoạn 2), đảm bảo mật độ thả nuôi phù hợp, tương ứng nguồn nước, thông số môi trường, mùa vụ nuôi, sức khoẻ tôm, điều kiện ao, hồ nuôi, trang thiết bị máy móc hỗ trợ, trình độ kỹ thuật vận hành… 

Tốt nhất, trong giai đoạn 2, nên nuôi ở mật độ ≤ 300 con/m2. Thức ăn cho tôm lứa trong giai đoạn này nên nâng hàm lượng đạm lên ≥ 40 %, định lượng thức ăn hàng ngày, cữ ăn trong ngày…dựa vào tỷ lệ sống tôm trong ao, trọng lượng thân tôm thực tế, tỷ lệ cho ăn theo từng loại thức ăn, giai đoạn nuôi, trong lượng tôm... Khi cho tôm ăn, bà con chỉ nên đáp ứng 80 % nhu cầu ăn của tôm, tránh cho tôm ăn dư thừa.

Nên chủ động sử dụng vi sinh EM, kết hợp ủ yếm khí với khóm, rỉ đường và vi sinh có thành phần vi khuẩn có lợi như Nitrobacter, Nitrosomonas, vi khuẩn xử lý phèn như Thiobacillus, T. thiooxidans, vi khuẩn xử lý chất hữu cơ như Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis, Yucca, Zeolite khống chế hàm lượng khí độc trong ngưỡng.  

Duy trì màu tảo khuê trong ao, bằng các loại vi sinh như Bacillus, Bacillus sp, Clostridium sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, Streptococcus sp, Sacharomyces sp… kết hợp rỉ đường.  

Chủ động bổ xung vào thức ăn tôm chất hỗ trợ gan như Sorbitol, Methionine, Choline, Inositol, Beta glucan, vi sinh đường ruột có lợi đã đề cập trên, các enzyme hỗ trợ tiêu hoá như Amylase, Protease, Cellulose, Phytase…phòng bệnh từ xa.

Ký sinh trùng hiện nay là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phân trắng, đường ruột đục cơ... Ngoài việc làm tôm chậm lớn, FCR cao, tôm phân đàn, ngoại hình xấu…

Ký sinh trùngKý sinh trùng hiện nay là một trong những nguyên nhân gây bệnh trên tôm thẻ. Ảnh: Châu Thành

Khi nhiễm kỳ sinh trùng nặng, tôm chắc chắn sẽ bị phân trắng, nhiễm trùng đường ruột, làm tôm ốp thân, vỏ thô ráp, bỏ ăn, chết với tỷ lệ tăng dần, gây thiệt hại nặng nề cho các mô hình nuôi.  

Cần chủ động sổ ký sinh trùng định kỳ bằng Praziquantel, Ivermectin, Albendazole, Fenbendazole. Sau khi sổ 2 ngày, ngày thứ 3 nên tiến hành diệt ký sinh trùng khi sổ ra ngoài môi trường bằng Trichloro cyanuric axít - TCCA (C3N3O3Cl3), Chloramine B C6H5SO2NClNa…  

Đối với tôm, sau khi đã sổ ký sinh trùng, ngày thứ 3, khi cho tôm ăn, cần tăng cường dưỡng chất hỗ trợ tôm phục hồi nhanh sức khoẻ. Chủ động bổ xung Premix, Beta glucan, chất hỗ trợ gan, Enzyme tiêu hoá, chất khoáng.  

Đặc biệt, bà con cần bổ xung Acid hữu cơ, nhằm loại bỏ ký sinh trùng còn sót trong đường ruột, trong các cơ quan khác. 

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong bối cảnh giá thức ăn tăng cao, để mô hình nuôi hiệu quả, có lợi nhuận, bà con cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng, chủ động.  

Hạn chế sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh, đặc biệt những loại thuốc, hoá chất, không rõ nguồn gốc, thuốc, hoá chất cấm dùng trong nuôi tôm. Chủ động nuôi tôm nhiều giai đoạn, san, chuyển ao mới, môi trường nước mới, hạn chế tác động xấu từ khí độc, chất lượng nước kém. 

Đăng ngày 08/03/2023
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 04:47 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 04:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 04:47 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 04:47 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 04:47 17/12/2024
Some text some message..