Thức ăn thiếu các vitamin nhóm B làm phôi cá ít và yếu

Thiếu các vitamin nhóm B như folate và B12 làm ảnh hưởng đến gen của thế hệ sau. Các nghiên cứu trên cá đã cho thấy, ngay cả khi thiếu một lượng nhỏ vitamin B đã làm giảm khả năng sinh sản và làm thế hệ sau yếu đi.

Thức ăn thiếu các vitamin nhóm B làm phôi cá ít và yếu
Cá Ngựa Vằn được sử dụng trong nghiên cứu cơ chế phát triển phôi

Kaja Helvik Skjærven, một nhà khoa học tại Viện Dinh dưỡng và Hải sản Quốc gia Na Uy (NIFES), cho biết: “cá cũng như con người, chúng cần phải có đủ folate và các vitamin B khác trước khi chúng sinh sản. Sự thiếu hụt đó có thể dẫn đến hậu quả cho thế hệ sau, cả về số lượng trứng và sức khỏe”. Skjærven hiện đang dẫn đầu một nghiên cứu về hàm lượng của vitamin B trong thức ăn thấp như thế nào thì ảnh hưởng đến cá bố mẹ và cá con.

Cá ngựa vằn là loài cá có xương sống điển hình, thường được sử dụng để nghiên cứu cơ chế phát triển của phôi. Vòng đời ngắn và những công cụ chẩn đoán tốt sẵn có làm cho loài cá này trở thành một loài tuyệt vời để tiến hành các nghiên cứu điều tra phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Nguyên liệu thực vật thô dùng làm thức ăn không có đủ các vitamin nhóm B

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thức ăn thủy sản, ngày càng có nhiều nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật được sử dụng. Các nguyên liệu thực vật thường có ít các vitamin nhóm B tự nhiên và do đó phải bổ sung chúng vào trong thức ăn. Để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi cho cá, phải biết chính xác lượng vitamin nhóm B được thêm vào.

Skjærven cho rằng, cá bố mẹ bị thiếu vitamin nhóm B thì thế hệ sau sẽ có sức khỏe kém và thường bị bệnh nhiều hơn. Sai lầm dinh dưỡng của thế hệ bố mẹ ở giai đoạn đầu có thể dẫn đến hiệu ứng domino, làm thay đổi sức khỏe và sự phát triển của ở thế hệ sau.

Thế hệ sau ít hơn 60% và đối mặt với các nguy cơ dịch bệnh

Trong một thử nghiệm, cá bố mẹ được cho ăn thức ăn có chứa rất ít các vitamin B (folate, B12, B6) và acid amin methionin. Đầu tiên, các nhà khoa học thấy cá bố mẹ ngắn hơn, nhẹ cân hơn so với nhóm đối chứng. Thêm vào đó, thành phần các dưỡng chất trong cơ thể chúng cũng có thay đổi. Các nhà khoa học cũng nhận thấy có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các con cá bố mẹ ăn thức ăn có ít các vitamin nhóm B đã sản sinh ra thế hệ sau ít hơn 60% so với nhóm đối chứng -  chúng bị hạn chế về khả năng sinh sản.

Khi các nhà khoa học kiểm tra đàn con, chúng có vẻ tốt, nhưng có những khiếm khuyết ẩn dấu bên trong. Các thiếu hụt vitamin ở thế hệ bố mẹ đã ảnh hưởng đến biểu hiện di truyền ở trong phôi. Các gen liên kết với stress và nhiễm bệnh có biểu hiện cao hơn. Các thay đổi cũng đã thấy ở các gen có liên quan đến sự vận chuyển lipid.

Sự phân chia tế bào và sự điều hòa biểu hiện gen

Skjærven cho biết, folate, vitamin B12, vitamin B6 và acid amin methionine rất quan trọng ở giai đoạn đầu của sự phát triển phôi.

Các vitamin này quan trọng bởi nhiều lý do, bao gồm tốc độ phân chia tế bào biểu thị sự phát triển phôi ở giai đoạn đầu. Các DNA mới phải được tổng hợp để hoàn thành việc phân chia. Các vitamin nhóm B cần thiết để xây dựng các khối DNA, được gọi là các nucleotide, quan trọng trong việc điều hòa biểu hiện gen, tức là bật hoặc tắt các gen ở thế hệ sau.

Do đó, dinh dưỡng ở thế hệ bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thế hệ sau và sự điều hòa biểu hiện gen của chúng.

Skjærven cho biết họ đang nghiên cứu cách thế hệ sau thực hiện khi trưởng thành, và họ cũng đang khởi đầu một dự án lớn hơn với các thử nghiệm tương tự sẽ được tiến hành trên cá hồi. Nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Na Uy và mục đích là để xem xét thử liệu những cơ chế đã được phát hiện ở cá ngựa vằn có giúp cải thiện sức khỏe ở cá hồi hay không.

Đăng ngày 10/04/2017
Theo Tổng Cục Thủy Sản
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 02:23 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 02:23 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 02:23 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 02:23 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:23 11/01/2025
Some text some message..