Thức ăn vừa có lợi cho tôm vừa giảm khí nhà kính

Việc thay thế bột cá trong thức ăn bằng các nguồn protein khác nhau là chủ đề chính mà ngành nuôi trồng thủy sản luôn luôn quan tâm. Trong bối cảnh này, protein đơn bào (SCP) được sản xuất từ vi khuẩn oxy hóa metan Methylococcus capsulatus là một lựa chọn thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ
Nguồn protein thực vật và động vật khác nhau có thể sử dụng thay thế một phần bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ

Trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng nhiều nguồn protein thực vật và động vật khác nhau có thể được sử dụng thay thế một phần bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng. 

Các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến protein đơn bào (SCP) vì hàm lượng protein và axit amin dồi dào cũng như sự phong phú về các nucleotide, khoáng chất, vitamin và polysacarit tham gia kích thích tăng cường miễn dịch, đồng thời tính sẵn có ổn định và quá trình sản xuất có thể truy xuất nguồn gốc và có chỉ số bền vững cao.

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác nuôi quan trọng nhất trên thế giới và sản lượng của loài này tăng nhanh, điều này đã dẫn đến nhu cầu sản xuất thức ăn cho tôm ngày càng tăng. Đã có nhiều đánh giá hiệu quả của SCP đối với tôm thẻ chân trắng, cụ thể việc bổ sung 105 g SCP/kg khẩu phần ăn của tôm, thể thay thế 45% FM đã giúp tôm cải thiện tăng trưởng và tỷ lệ sống. Hay tôm được cho ăn chế độ ăn có 50 và 100 g/kg SCP cho thấy khả năng sống sót. 

Đồng thời, tỷ lệ sống sót của tôm được tăng cường khi bổ sung SCP thu được từ vi khuẩn Corynebacterium ammoniagenes và giúp gia tăng các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu của tôm. Thành phần axit amin gắn protein tương đối ổn định của tôm ăn chế độ ăn có SCP hay việc tăng phốt pho trong tôm ăn chế độ ăn có SCP có thể là do khả năng tiêu hóa phốt pho trong SCP cao hơn và hàm lượng phốt pho trong SCP được cho là do mức độ axit nucleic và phospholipid, trong khi phốt pho trong bột cá chủ yếu ở dạng phức hợp với canxi (canxi hydroxyapatite). Các thử nghiệm dựa trên phòng thí nghiệm gần đây cho thấy rằng SCP có nguồn gốc từ một vi khuẩn methanotrophic có thể cải thiện khả năng chống lại bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm chân trắng, mặc dù những thử nghiệm này chưa được thực hiện ở thực địa tại trang trại nuôi. 

SCP thường là các protein vi tảo (MP) như Chlorella sorokiniana (CHL) và protein vi khuẩn (BP) như protein Clostridium autoethanogenum (CAP), đều là các SCP chất lượng cao. Do có nhiều ưu điểm nên việc sử dụng CHL hoặc CAP để thay thế bột cá trong khẩu phần ăn đã được báo cáo ở nhiều loài thủy sản, trong đó có tôm thẻ chân trắng. 

Ngoài ra thì protein đơn bào (SCP) được sản xuất từ vi khuẩn oxy hóa metan Methylococcus capsulatus cũng là một nguyên liệu đầy hứa hẹn để lựa chọn thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng. 

Như vậy, một lợi thế tiềm năng của SCP là khả năng biến đổi môi trường chất thải có hại thành sản phẩm dinh dưỡng. Chuyển đổi khí mê-tan – chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao gấp 25 lần carbon dioxide. 

Bột cáThu thập mẫu trong quá trình sản xuất. Ảnh: globalseafood.org

Một sản phẩm protein đơn bào (SCP) được sản xuất từ vi khuẩn oxy hóa metan Methylococcus capsulatus của String Bio (Bengaluru, Ấn Độ) đã cho thấy hiệu quả về tăng trưởng và khả năng tiêu hóa thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng. 

Cụ thể bổ sung 200 g/kg SCP có nguồn gốc từ Methylococcus capsulatus (thay thế tới 2/3 lượng bột cá) vào khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng thì tôm vẫn duy trì tỷ lệ sống, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt. 

Với khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng tốt của SCP, lượng ăn vào tốt, tốc độ tăng trưởng vượt trội, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng sống sót tốt của tôm được quan sát trong 90 ngày cho thấy rõ ràng rằng protein đơn bào, có nguồn gốc từ vi khuẩn sử dụng khí metan, hứa hẹn là nguồn protein thay thế bền vững và đáng tin cậy để thay thế một tỷ lệ đáng kể bột cá trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng. 

Methylococcus capsulatus là vi khuẩn gram âm sử dụng khí mê-tan làm nguồn carbon và năng lượng duy nhất và đã được xác định có tiềm năng sử dụng làm nguồn protein trong thức ăn cho nhiều loài thủy sản khác nhau. 

Điều này hứa hẹn cho một nguồn nguyên liệu protein đơn bào hiện diện trong công thức thứ ăn của tôm thẻ chân trắng trong tương lai. 

Đăng ngày 17/01/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:38 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 16:38 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 16:38 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:38 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 16:38 18/12/2024
Some text some message..