Thực phẩm khô ngày Tết: Cẩn thận hàng xá đóng mác

Thực phẩm khô hiện đã đầy ắp trong các chợ, đa dạng chủng loại, mùi vị, song phần lớn được bày bán theo kiểu hàng xá, không nhãn mác, thương hiệu. Giá cả vô chừng, tùy loại cụ thể nhưng giá cao hơn năm trước ít nhất 10%, nhiều loại cao hơn tới 30%.

tôm khô
Hầu như đồ khô bán ở chợ không có bao bì, nhãn mác

Đa chủng loại

Từ một tuần nay, các chợ lẻ TP.HCM như An Đông, Bà Chiểu, Tân Định, Bến Thành, hay các chợ sỉ Bình Tây, Kim Biên… bắt đầu bày biện hàng đồ khô Tết. Chỉ riêng mặt hàng khô bò đã có đến gần chục loại khác nhau: khô bò viên, bò miếng, xé sợi, giòn, mềm, cay, ít cay… Rẻ nhất là loại bò sợi, giá từ 180.000-200.000-240.000đ/kg, bò miếng mềm và bò cục giá từ 280.000-320.000đ/kg, đắt nhất là bò giòn - 400.000đ/kg.

Sản phẩm từ mực cũng đa dạng, gồm: khô mực nguyên con, xé sợi, cán miếng, tẩm mắm ớt, mực một nắng, hai nắng… Khô mực xé có giá thấp nhất, từ 300.000-350.000đ/kg; khô mực cán miếng từ 500.000-700.000đ/kg, tùy loại tẩm hay không tẩm gia vị; khô mực nguyên con từ 650.000-700.000đ/kg; mực một nắng từ 220.000-650.000đ/kg, tùy kích cỡ.

Phong phú hơn cả là các loại khô cá, từ cá nước ngọt đến cá biển. Khô cá thiều, cá bống, cá chỉ vàng, cá tra, cá bè… có giá dao động từ 200.000-280.000đ/kg.

Lạp xưởng, tôm khô, hai món điển hình trong ngày Tết luôn được bày ra mặt tiền các quầy hàng. Ngoài lạp xưởng heo còn có lạp xưởng tôm, lạp xưởng bò. Mỗi loại đều phân thành nhiều loại: đặc biệt, loại một, loại hai… Giá từ 60.000-80.000đ/kg loại hai đến 140.000-160.000đ/kg loại một, loại đặc biệt. Tôm khô tùy kích cỡ to, nhỏ, đẹp, xấu, có giá dao động từ 450.000đ đến trên một triệu đồng/kg.

Đồ khô nông sản ngoài măng và các loại nấm còn có các nguyên liệu làm dưa món được sấy khô: đu đủ, cà rốt, củ cải trắng, dưa leo và cả hành củ. Giá từ 140.000đ/kg-220.000đ/kg. Nguyên liệu dưa món đã đóng gói 250g (gồm nhiều loại củ quả) có giá 30.000đ/gói. Măng khô có giá từ 300.000-350.000đ/kg. Giá nấm khô dao động từ 280.000-400.000đ/kg.

Các tiểu thương cho biết, năm nay thời tiết thất thường, vật giá tăng nên giá thực phẩm khô tăng mạnh. Theo ông Trần Minh Chòi, Phòng Thông tin huấn luyện Sở Nông nghiệp tỉnh Cà Mau, năm nay lượng hàng xuất khẩu tăng, thời gian cuối năm thương lái Trung Quốc thu gom tôm nhiều. Tôm khô loại một giá gốc đã 800.000đ/kg, tăng 100.000đ so với năm trước. Dự kiến từ nay tới Tết, giá tôm khô sẽ còn tiếp tục lên.

Muốn gắn hiệu gì cũng được

Nếu trong hệ thống các siêu thị, sản phẩm đồ khô được đóng gói, có nhãn mác, nguồn gốc cụ thể thì tại các chợ sỉ, chợ lẻ, phần lớn hàng hóa được chứa trong bao ni lông hoặc khay nhựa, không có nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ, thông tin sản phẩm. Tại một số quầy, sản phẩm được đựng trong các lọ thủy tinh có nắp đậy, nhưng thông tin duy nhất chỉ là giá sản phẩm. Ở các chợ sỉ như Bình Tây, Kim Biên, hàng khô chứa trong các bao ni lông đặt trên nền chợ hoặc trải trực tiếp trên kệ gỗ không hề lót gì bên dưới, mặc cho ruồi nhặng tự do “thưởng thức”. Chợ Bình Tây có riêng một khu chuyên bán măng khô, nấm. Hàng được chất thành từng đống, đôi chỗ bốc mùi ẩm mốc. Nhiều người bán lập lờ nguồn gốc, khẳng định là hàng trong nước, song cũng có tiểu thương nói thẳng là hàng Trung Quốc, nhập theo thùng 20kg đem về xé lẻ bán.

Phần nhiều các mặt hàng đồ khô được tẩm ướp gia vị có màu sắc lòe loẹt hơn so với màu nguyên thủy của sản phẩm. Người mua không thể biết được hàng mới hay cũ, sản xuất từ bao giờ, còn hạn sử dụng hay không. Người bán tư vấn: “Cứ bảo quản nơi khô ráo, đồ khô lo gì hư”. Với mặt hàng lạp xưởng, những sản phẩm được đóng gói, hút chân không, có nguồn gốc cụ thể, đa số là của các cơ sở Sóc Trăng. Tuy nhiên, phần nhiều vẫn là hàng không bao gói, treo lủng lẳng trên các sạp chợ.

“Muốn có nhãn hiệu, chị đóng hộp rồi gắn hiệu cho. Thích hiệu gì gắn hiệu đó”, đó là lời "bảo đảm" chung của nhiều tiểu thương khi khách hàng hỏi về nhãn hiệu sản phẩm. Còn về nguồn gốc, có vô số những câu trả lời khác nhau: “Khô bò tôi đặt riêng để người ta làm, hàng tuyển đó”.

Hầu hết đồ khô hiện được chế biến dưới dạng thực phẩm ăn liền. Tuy nhiên, TS Phan Thế Đồng, Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, phân tích: Đồ khô tẩm ướp gia vị cần được bảo quản như thực phẩm ăn liền là đóng gói và để ở môi trường thông thoáng, sạch sẽ. Người bán cứ phơi sản phẩm mà không bao bọc, thực phẩm một mặt có thể nhiễm vi sinh trong môi trường, mặt khác nhiễm những siêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh từ tay, từ nước bọt của người bán, người mua. Hàng hóa sẽ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguy cơ gây bệnh đường ruột cho người dùng.

Khô bò giá dưới 250.000đ/kg chắc chắn là giả

Một tiểu thương tại chợ Bà Chiểu cho biết: Loại khô bò có giá dưới 250.000đ/kg (thường là loại khô xé sợi) chắc chắn không phải là thịt bò mà là thịt heo. Thịt bò tươi tối thiểu đã gần 200.000đ/kg thì khi làm khô, giá phải cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi. TS Phan Thế Đồng, Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tư vấn: Về mặt cảm quan, khô bò thường có sớ thịt lớn, thô, dài và cứng hơn khô heo giả bò. Đặc trưng của thịt bò là thường có những phần gân, đường gân lẫn vào miếng thịt.

Báo Phụ nữ online, 23/12/2013
Đăng ngày 25/12/2013
An Hà - Nguyễn Cẩm - Hoa Lài
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:38 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:38 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:38 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:38 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:38 25/11/2024
Some text some message..