Thực trạng nuôi tôm toàn cầu

Khảo sát của Liên minh Thủy sản toàn cầu, năm 2023 sản lượng tôm nuôi cả thế giới khoảng 5,6 triệu tấn, giảm 0,4% so với năm 2022. Tôm thẻ chân trắng (TCT-Liptopenaeus vannamei) tiếp tục chiếm ưu thế, còn sản lượng tôm sú cũng tăng và năm 2023 đã đạt khoảng 550.000 tấn.

Ao nuôi tôm
Diện tích nuôi tôm ngày càng phát triển

Diện tích và năng suất 

Diện tích tiềm năng cho nuôi tôm toàn cầu khoảng 2,4 triệu ha. Có 5 quốc gia nuôi hàng đầu hiện nay là: Ecuador, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia; chiếm khoảng 74% sản lượng toàn cầu. Tiếp theo là Thái Lan, Malaysia, Philippines, Myanmar, Brazil, Mexico, Venezuela và các nước khác. 

Về năng suất nuôi tôm thương phẩm hàng năm. Hệ thống nuôi bán thâm canh (BTC) ở Ecuador từ 1–5 tấn/ha, thâm canh (TC) ở Ấn Độ 5–10 tấn/ha, siêu thâm canh (STC) ở Thái Lan 10–25 tấn/ha. 

Năm 2023, sản lượng tôm ở Ecuador gần 1,49 triệu tấn, tăng khoảng 14% so với năm 2022. Trong lúc ở Ấn Độ, TCT giảm khoảng 12% so năm trước, tôm sú vẫn xu hướng tăng ổn định. Ở Indonesia TCT giảm khoảng 5%.  

Ngành công nghiệp ở Ecuador đã được hưởng lợi rất nhiều từ các khoản đầu tư lớn vào cải tiến di truyền, công nghệ nuôi - đặc biệt là máy cho ăn tự động và sục khí cơ học. Ecuador và Ấn Độ đang có chi phí sản xuất thấp nhất. Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng công nghệ nuôi tôm nhờ việc sử dụng nhà kính và công nghệ RAS, để sản xuất quanh năm ở nhiều khu vực mà các ao nuôi truyền thống chỉ sản xuất một vụ mỗi năm.  

Khó khăn, thách thức  

Theo khảo sát của Liên minh Thủy sản toàn cầu, giá tôm giảm mạnh thời gian qua. Điển hình ở Ecuador giá tôm ở mức 6,8 USD/kg vào tháng 11/2021, giảm xuống còn 5 USD/kg vào tháng 7/2023, giảm gần 26%.  

Ao nuôi tômAo nuôi đất dần được thay thế bằng ao nuôi lót bạt

Trong lúc, chi phí thức ăn tăng. Với bột cá và dầu cá, trước đây giá trung bình là 1.496 USD/tấn và 2.348 USD/tấn nhưng năm 2023 vì nhiều nguyên nhân đã tăng lên 2.600 USD/tấn và 6.000USD/tấn; tăng gần 174% và gần 256%. Các nguồn protein thực vật như bột đậu nành và lúa mì, giá cũng tăng do chiến tranh Nga-Ukraine và hạn hán kéo dài trên toàn thế giới. Để sản lượng tôm thế giới dự kiến đạt 5,5 triệu tấn thì cần gần 9 triệu tấn thức ăn (với tỷ lệ FCR trung bình 1,6). Thức ăn chiếm từ 40%–65% chi phí sản xuất tôm. 

Dịch bệnh phát triển ảnh hưởng lớn tới tôm nuôi. Nghiên cứu của Shinn et al. đưa ra con số thiệt hại là 4 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2009–2018, chủ yếu do virus hội chứng đốm trắng (WSSV) và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Nghiên cứu của Asche và cộng sự năm 2021 cũng cho hay, sự xuất hiện của dịch bệnh làm tăng thua lỗ, tăng rủi ro. Thiếu hệ thống miễn dịch ở tôm đã ngăn cản sự phát triển của ngành công nghiệp tôm và phụ thuộc vào nguồn tôm P. monodon tự nhiên đã tạo ra một vòng luẩn quẩn nhiễm bệnh-điều trị bằng kháng sinh-tái nhiễm. 

 Chất lượng tôm bố mẹ với kết quả chọn giống tôm tăng trưởng nhanh dựa trên các dòng SPF ở TCT đã thành công trong việc cải thiện tỷ lệ sống, giảm FCR và rút ngắn chu kỳ nuôi thương phẩm. Thời gian nuôi tôm về cỡ 5 g có thể giảm 44% (từ 128 xuống 74 ngày), tỷ lệ sống trên 85%, giảm 20% FCR (từ 1,6 xuống 1,3) và năng suất đạt 44 tấn/ha/năm qua sáu thế hệ đối với TCT ở Thái Lan.  

Dịch bệnh cũng làm đã chiến lược lựa chọn thay đổi, nông dân ở Ecuador quyết định sử dụng những cá thể còn sống sót từ các ao sản xuất bị nhiễm vi rút đốm trắng (WSSV) làm hậu bị với kỳ vọng phát triển các chủng có khả năng chống chịu mầm bệnh cụ thể (SPT), giúp hạn chế ảnh hưởng của bệnh nếu nó xảy ra. Thách thức ở giai đoạn này là các trại giống có thể trở thành nguồn bệnh và khả năng chống chịu dịch bệnh sẽ không được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác do khả năng di truyền kém.  

Những quan tâm để tăng hiệu quả sản xuất  

Các quy trình sản xuất thức ăn mới như ép đùn đã cải thiện FCR và giảm chất hữu cơ dư thừa trong ao ở Ecuador. Việc cho ăn và sục khí tự động giúp sử dụng thức ăn tốt hơn nhưng chi phí lắp đặt thiết bị khá đắt. Hiện tại, khoảng 17% diện tích trang trại ở Ecuador sử dụng máy cho ăn tự động và sục khí. Hạn chế về bột cá và dầu cá đã mở ra các nguồn protein mới như bột côn trùng (ấu trùng ruồi hàn đen), protein đơn bào (nấm men, vi khuẩn, nấm và tảo) và rau quả ( Pea, Faba), tuy nhiên, số lượng và giá thành là thách thức lớn.  

Tôm thẻ chân trắngTôm thẻ chân trắng là đối tượng được lựa chọn phổ biến

Về công nghệ nuôi tôm. Phát triển các hệ thống nuôi tôm BTC sang TC ở một số khu vực và việc kết hợp các hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) hiệu quả về mặt kinh tế, cần thiết sử dụng hỗ trợ sinh học phân tử để chọn lọc những dòng/giống tôm có sức tăng trưởng cao, thích nghi hơn với việc sử dụng protein mới. Khi nuôi TC, việc sản xuất liên tục trở nên khả thi ở nhiều khu vực thì công tác phòng ngừa và chẩn đoán bệnh tốt hơn là điều cần thiết. Hiện tại, bằng chứng về chọn lọc những dòng kháng bệnh đốm trắng (WSSV) cho thấy nhiều hứa hẹn, với một số dòng di truyền thương mại cung cấp để chọn lọc các giống tôm có cả 2 tính trạng là tăng trưởng nhanh và kháng bệnh, là việc không thể cách đây 10 năm.  

Các dòng tôm tăng trưởng nhanh là lựa chọn tốt nhất trong hệ thống nuôi được quản lý tốt chỉ ra rằng có thể sản xuất TCT đạt trọng lượng 34 g/con trong 82 ngày mà không làm giảm tỷ lệ sống bằng cách sử dụng hệ thống tuần hoàn RAS. Tuy nhiên, hiệu suất ao nuôi là sự tương tác giữa tính di truyền, chất lượng thức ăn và môi trường. Tôm tăng trưởng nhanh hơn dẫn đến sinh khối lớn hơn, đòi hỏi phải tăng lượng oxy sẵn có trong ao để điều chỉnh khả năng vận chuyển khi nhu cầu trao đổi chất của tôm tăng lên. 

Tóm lại, khi hướng tới các hệ thống sản xuất bền vững và hiệu quả hơn cần có sự hiểu biết tốt hơn về sinh học tôm và động lực tương tác với môi trường.  

Đăng ngày 04/01/2024
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:51 27/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 20:21 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 20:21 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 20:21 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 20:21 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 20:21 18/01/2025
Some text some message..