“Thực vật muối” cho vùng nước mặn

Halophytes là nhóm thực vật có thể tồn tại trong môi trường nước có độ muối cao, những loài thực vật đáng chú ý này đã phát triển các cơ chế khác nhau để chịu được độ mặn và sinh trưởng phát triển tốt trong đất có nồng độ muối cao.

thực vật chịu mặn
Halophytes là các loài thực vật sống trong môi trường có độ mặn cao. Ảnh: otve

Nhóm thực vật chịu mặn Halophytes

Hơn 97% nước trên Trái đất là nước mặn, muối giết chết hầu hết các loại thực vật. Trên thực tế, trong số 400.000 loài thực vật có hoa trên khắp thế giới, có 2.600 loài sống trong môi trường nước biển, chúng là Halophytes, có nghĩa là "thực vật muối", là nhóm thực vật chịu mặn, chúng sinh sống và phát triển được trong môi trường đất nước nhiễm mặn, Halophytes đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái do khả năng khắc phục ô nhiễm của chúng.

Thực vật Halophytes đã phát triển và có nhiều cơ chế khác nhau để sống trong môi trường mặn, các cơ chế này bao gồm sản xuất các chất hòa tan tương thích để tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào chất, tích tụ Na+ trong không bào và loại trừ Na+ khỏi tế bào và nó trở thành một ứng cử viên rất có tiềm năng cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi quá trình mặn hóa.

thực vật chịu mặn
Halophytes thường sống ở các vùng khô cằn hoặc ngập mặn. Ảnh: Борис Снег

Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng đất khô cằn, bán khô hạn và các vùng đất ngập nước có độ mặn cao dọc theo các bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Halophytes được tìm thấy trong vô số hệ sinh thái, bao gồm các vùng ven biển, vùng đất được tưới tiêu kém thoát nước ở vùng nhiệt đới, vùng bán sa mạc nhiễm mặn và đầm lầy ngập mặn. Halophytes có các gen và protein đáp ứng với muối để chống lại các tác động bất lợi của độ mặn, trong khi đối với loài cây khác thì không thể chịu được độ mặn cao.

Ứng dụng cải tạo đất của nhóm cây Halophytes

Ứng dụng nhóm cây Halophytes trong cải tạo đất nông nghiệp bị ảnh hưởng mặn như là một công nghệ xanh, tiết kiệm chi phí, không cần dung hóa chất và phù hợp với môi trường sinh thái và được gọi là công nghệ xử lý bằng thực vật (Phytoremediation).

 năn tượng
Năn tượng (Scirpus littoralis) mọc tự nhiên trong vuông ao nuôi tôm

Cây năn tượng có tên khoa học là Scirpus littoralis thuộc nhóm Halophytes có tiềm năng rất lớn cho xử lý đất nhiễm mặn bằng thực vật giảm độ mặn bão hòa (ECe) của đất, giảm phần trăm Na bảo hòa , giảm tỉ lệ Na đối với các cation trao đổi giúp cân bằng các cation Ca, Mg, K. Khả năng cải thiện đất mặn rất tốt của Scirpus littoralis qua hệ số tích lũy sinh học BF và chuyển vị TF trên đất nhiễm mặn đều có giá trị lớn hơn 1.

Các loài cây chịu mặn có tiềm năng kinh tế

Không chỉ có có tác dụng xử lý đất nhiễm mặn, nhóm cây chịu mặn còn có tiềm năng phát triển về kinh tế nhờ vào giá trị dinh dưỡng của chúng.

Loài Salicornia

Loài Salicornia (măng tây biển, cây siêu thực phẩm) là một loại cây mọc tự nhiên trong môi trường có độ mặn cao ở Úc và một số nước Châu âu, từ quan điểm dinh dưỡng, nó là một nguồn tự nhiên giàu vitamin như A và C, axit béo thiết yếu và khoáng chất như iốt, natri, magiê, canxi và sắt. Salicornia có thể được sử dụng để nấu ăn hoặc gia vị sống, tươi hoặc khử nước, như một chất thay thế tự nhiên cho muối.

 
Măng tây biển (Salicornia).

Ngoài hương vị, salicornia còn có những lợi ích to lớn đối với sức khỏe của chúng ta, chẳng hạn như:

- Chất chống oxy hóa;

- Lợi tiểu;

- Chống khối u;

- Thay thế chất điện giải;

- Chống lại các vấn đề về huyết áp cao.

- Bằng cách thay thế salicornia cho muối, thể giảm đáng kể lượng tiêu thụ natri.

Loài Suaeda maritima

Loài Suaeda maritima (phi điệp biển, rau nhót) là một loài thực vật đầm lầy muối. Người dân địa phương ở Samut Songkram, Thái Lan sử dụng nó để chế biến các món ăn khác nhau như salad truyền thống, cà ri với cua, hoặc nướng với tương ớt.

 
Phi điệp biển hay rau nhót (Suaeda maritima)

Suaeda maritima cũng có giá trị cao ở nhiều mặt như:

 - Suaeda maritime chứa chất chống oxy hóa, có hàm lượng vitamin A, E

 - Loài Suaeda monoica được báo cáo có các hoạt chất khác nhau như kháng vi-rút, chữa lành vết thương ( Rajathi et al., 2014 ),

 - Công nghệ xử lý phytoremediation ( Joshi et al., 2020 ),

 - Các hoạt động kháng khuẩn ( Muthazhagan et al., 2014 ).

 - Là một halophyte, nó cũng đã được sử dụng trong việc cải tạo đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi muối do khả năng hấp thụ natri clorua (Ayyappan et al., 2013 ).

Loài Suaeda monoica

Suaeda monoica
Suaeda monoica

Một nghiên cứu trước đây về Suaeda monoica ở Ả Rập Xê Út báo cáo rằng loài cây này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác như thấp khớp, tê liệt, hen suyễn và rắn cắn (Al-Said et al., 2017).

Hiện trạng trồng cây chịu mặn ở Việt Nam
Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Nghệ An, anh Trần Văn Quân đã thuần hoá thành công loài Halophytes có tên khoa học là Suaeda maritima, đem lại thu nhập 1 tỷ đồng/năm.
Tại tỉnh Kiên Giang, với bờ biển dài trên 200km, có nhiều hải đảo và nhiều vùng đất bị ảnh hưởng bởi muối có khả năng phát triển các loài cây thuộc nhóm Halophytes này, để ổn định sinh kế của người dân sống ven biển. Vừa qua, Công ty Cổ phần Sim rừng Phú Quốc đã làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT, Huyện ủy và UBND huyện An Biên thí điểm trồng cây rau nhót (Suaeda maritima) để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, đặt tính dược liệu, tiến tới đầu tư phát triển dự án trồng cây rau nhót biển để giúp người dân phát triển kinh tế trên vùng đất nông nghiệp bị ảnh hưởng muối.
TTKN Kiên Giang
Đăng ngày 26/09/2022
Tiến sỹ. Lê Văn Dũng, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang
Nuôi trồng

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 07:32 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 07:32 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 07:32 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 07:32 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:32 20/11/2024
Some text some message..