Thương lái Trung Quốc tạo cơn sốt hàng hoá lạ đời: Một kiểu đánh phá nền kinh tế

Ngày 12.7, tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc ban hành các dự luật vừa được Quốc hội thông qua, báo chí đã đặt câu hỏi với Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua đỉa, rễ cau… tại Việt Nam.

Thương lái Trung Quốc tạo cơn sốt hàng hoá lạ đời: Một kiểu đánh phá nền kinh tế
Một kiểu đánh phá nền kinh tế của thương lái Trung Quốc khi tạo ra những cơn sốt lạ đời

“Những người thu mua các mặt hàng trên đều là công dân các nước khác, đặc biệt là những nước có cùng đường biên giới với nước ta. Họ sang Việt Nam dưới hình thức du lịch nhưng khi vào họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dùng người Việt Nam để thu mua những mặt hàng đó”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Như báo chí đã rất nhiều lần phản ánh, tình trạng thương lái Trung Quốc vào Việt Nam thu mua những thứ lạ đời như râu ngô, phân trâu khô, hạt chè, rễ cau, rễ cây sim, lá điều khô... thỉnh thoảng lại diễn ra với những cơn sốt. Và khi những cơn sốt đi qua đều để lại nhiều hệ luỵ, nhiều hậu quả cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam.

“Chúng tôi đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, kể cả Bộ Công an cũng như các địa phương nơi thường hay xuất hiện tình trạng thu mua những sản phẩm trên. Để làm tốt việc này, chính quyền sở tại có vai trò rất quan trọng, đã được Chính phủ phân cấp, ủy quyền”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Theo ông Hải, khi đã hội nhập quốc tế, sẽ có nhiều công dân của các nước sang Việt Nam và ngược lại do các thủ tục đã đơn giản hơn nhiều, thậm chí không cần visa. Vì vậy, vai trò của các bộ, ngành là đưa ra những chính sách, quy định và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, còn hành động của chính quyền địa phương là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn người Trung Quốc làm chuyện lạ đời.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng để ngăn chặn hay hóa giải nguy hại từ tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua những thứ lạ đời là điều không dễ. Việc thường xuyên tái diễn tình trạng thu mua những thứ lạ đời là minh chứng rõ nhất cho nhận định đó.

Thương lái Trung Quốc chủ động tạo những cơn sốt mơ hồ

thương lái Trung Quốc, kinh doanh Trung Quốc

Trong số những thủ thuật, thủ đoạn mà thương lái Trung Quốc thực hiện ở nước ngoài có việc tạo ra những “cơn sốt mơ hồ” nhưng cực nóng trên thị trường. Đây là một trong những thủ đoạn hết sức nguy hiểm với những chiêu trò có thể gây ra những nguy hại rất lớn cho đối tác của họ.

Dư luận thường thấy, tại một số quốc gia được xem là bạn hàng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, cứ thỉnh thoảng lại lên cơn sốt về một loại sản phẩm nào đó với nhu cầu và giá cả tăng đột biến, vượt quá sức tưởng tượng của những người cung ứng. Đặc biệt, những mặt hàng càng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của nước sở tại, thì cơn sốt về những loại sản phẩm đó càng dữ dội.

Có những sản phẩm đang được trao đổi, mua bán rất bình thường bỗng dưng trở thành những loại hàng hóa đặc biệt, giá cả tăng theo cấp số nhân, thị trường liên tục nóng bởi nhu cầu liên tục gia tăng. Và loại hàng hóa này còn đặc biệt ở cả cách mua cách bán và cách kiểm tra hàng hóa.

Có những mặt hàng vốn là những thứ hết sức thông thường bỗng nhiên có những đơn đặt hàng với những yêu cầu đặc biệt và giá cao bất ngờ. Dư luận xôn xao, cơ quan quản lý nhà nước không thể can thiệp và nền kinh tế có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhưng tại sao lại có hiện tượng bất thường ấy thì từ các chuyên gia nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế tìm hiểu nhu cầu cho đến chuyên gia về kỹ thuật tìm hiểu về giá trị sử dụng, thậm chí cả chuyên gia trong lĩnh vực y khoa nghiên cứu về công dụng của sản phẩm, gần như đều không thể lý giải được.

Người có nhu cầu có thường không xuất hiện, mà chủ yếu là qua bộ phận trung gian tìm hiểu thị trường và bộ phận thu gom là thương lái nước sở tại. Và qua những lực lượng này thì dư luận chỉ có được những thông tin hết sức mơ hồ về mục đích mua bán và công dụng sản phẩm.

Cứ như thế, thị trường nghiêng ngả theo những bí mật của người mua. Thậm chí, đến khi kết thúc những cơn sốt hay loại hàng hóa đó không còn được mua bán nữa thì thông tin về mục đích và công dụng của nó vẫn nằm trong màn bí mật.

Người ta mua lá mãng cầu non, phân trâu khô... để làm gì thì không ai biết được, hiểu được. Y khoa với những công cụ hỗ trợ lâm sàng kỹ thuật cao cũng không thể tìm ra đâu là những hàm lượng tố chất có thể tạo nên những loại dinh dưỡng hay biệt dược có thể làm tăng sức mạnh hay sức để kháng một cách đặc biệt cho con người.

Song có lẽ người bán cũng chẳng quan tâm tới những bí mật đó, bởi mục đích là bán được hàng hoá với giá cao. Tuy nhiên, tác động của những cơn sốt mơ hồ quanh những sản phẩm được đặc biệt hoá đó đối với đời sống xã hội thì không hề nhỏ.

Hiệu ứng xã hội tiêu cực

Theo quan điểm của Forbes Asia, đằng sau những cơn sốt mơ hồ ấy là những kế hoạch được vẽ ra một cách bài bản và cực kỳ thâm sâu, mà mục tiêu của nó là móc túi những đối tác trực tiếp, còn mục đích là làm thiệt hại cho cả một nền kinh tế trong hiện tại và ảnh hưởng đến cả tương lai.

Điều dễ nhận thấy nhất, phía sau những cơn sốt của những sản phẩm được đặc biệt hoá, là sự chuyển đổi mục đích các hoạt động kinh tế diễn ra một cách tự nhiên nhưng rất nguy hiểm. Chẳng hạn, người trồng mãng cầu không phải để lấy quả mà chỉ để lấy lá non, người trồng ngô không phải để lấy lương thực mà chỉ để lấy râu non bán.

Từ thực tế đó sẽ tạo ra hiệu ứng tiêu cực với nền kinh tế. Thứ nhất, các kế hoạch kinh tế vĩ mô bị phá vỡ, thị trường sản phẩm chính phẩm bị thiếu hụt và nguy cơ xảy ra hàng loạt những hợp đồng kinh tế bị vi phạm và phải bồi thường. Doanh nghiệp lao đao và mất uy tín, còn nền kinh tế thì mất đi sức hấp dẫn.

Thứ hai, đời sống kinh tế - xã hội bị xáo trộn khi cơn sốt đang ở mức cao trào và bị đảo lộn khi cơn sốt hạ nhiệt và chấm dứt. Cụ thể là tâm lý lo âu và chờ đợi của những nhà cung ứng không chuyên nghiệp cho một nhu cầu tự phát bất thường. Lo âu là không biết nhu cầu tiếp theo là mặt hàng nào và chờ đợi những cơn sốt trong tương lai.

Hậu quả là một nền sản xuất sẽ bị thu hẹp, người ta không biết sản xuất sản phẩm gì, trồng cây gì, nuôi con gì. Thậm chí người ta không tập trung, không quan tâm nhiều tới sản xuất bởi lẽ nguồn lợi từ hoạt động thương mại trong thời kỳ của những “cơn sốt mơ hồ” làm cho người sản xuất, nhà sản xuất mất động lực.

Ngày 18.7.2013, Trung tâm nghiên cứu về các vấn đề xã hội, thái độ và xu hướng dư luận xã hội toàn cầu của Mỹ (PEW), đã công bố kết quả khảo sát tại 38 quốc gia trên toàn thế giới về thái độ đối với Trung Quốc, trong đó có tới 26/38 nước, người dân không thích cách làm ăn của người Trung Quốc.

Tại một số quốc gia, số người dân không xem Trung Quốc là đối tác tin cậy chiếm tỷ lệ rất cao như tại Nhật Bản (89%), Hàn Quốc (79%), Úc (79%), Tây Ban Nha (85%), Ý (83%), Pháp (83%),  Anh (82%), Israel (79%), Jordan (71%), Thổ Nhĩ Kỳ (68%), Mỹ (60%), Kenya (77%), Nigeria (70%), Nam Phi (67%), Senegal (62%), Argentina (71%) và Chile (65%).

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil nhưng cũng có tới hơn một nửa số người Brazil được hỏi (51%) không thích cách làm ăn của nước này. Những con số đó đã lý giải tại sao người Trung Quốc lo lắng về hình ảnh của họ đang ngày càng xấu đi ở nước ngoài.

Khảo sát của PEW với người dân Trung Quốc cho thấy có tới 56% người dân nước này được hỏi cho rằng đất nước của họ nên được tôn trọng hơn. Mong muốn là như vậy nhưng người Trung Quốc ra làm ăn ở nước ngoài lại không hướng tới việc thay đổi hình ảnh của họ, thậm chí còn làm xấu hơn với những cách thức làm ăn không minh bạch của mình.

Như vậy, người dân nước sở tại không ưa thích, cách thức làm ăn gian dối luôn bị phát hiện, đề phòng, vậy mà thương lái Trung Quốc vẫn có thể tạo ra những cơn sốt mơ hồ với những loại sản phẩm được chính họ đặc biệt hoá, làm thiệt hại cho đối tác, gây thiệt thại cho nước sở tại.

Một thế giới
Đăng ngày 13/07/2017
Ngọc Việt
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 19:21 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 19:21 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 19:21 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 19:21 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:21 19/11/2024
Some text some message..