Một nghiên cứu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (USFDA) được thực hiện trong 6 tháng trên 1.200 mẫu sản phẩm thủy sản đã cho thấy 33% số sản phẩm này bị dán sai nhãn.
Báo cáo mới nhất cho thấy người tiêu dùng đã bị “móc túi” khi họ mua phải các sản phẩm này.Ví dụ, người tiêu dùng gọi 8 ounce (227 g) philê cá mú ở một nhà hàng với giá trung bình 27 USD nhưng lại nhận được philê cá rô phi chỉ đáng giá 15 USD - vậy là họ bị mất 12 USD!
Một chuyên gia của Oceana nói việc tráo một loài cá có giá trị cao thành loài có giá trị thấp giống như mua một miếng philê nhỏ lại nhận được một viên thịt băm. Nếu người tiêu dùng ăn món cá bị dán sai nhãn mỗi tuần một lần, họ có thể bị mất tới hàng trăm USD khi mua thủy sản do sự gian lận này.
Báo cáo này được đưa ra dựa trên cơ sở điều tra hơn 300 thực đơn ở 12 thành phố khác nhau nhằm giúp các chuyên gia ước tính mức giá bán lẻ các sản phẩm.
Cuộc họp chính thức hồi tháng 3 vừa qua đã đưa ra quy định nhằm giảm thiểu gian lận trong thương mại thủy sản. Các hóa đơn hiện tại vẫn đang được giữ tại Hạ viện và Thượng viện.
Quy định này được đưa ra sau khi có báo cáo hồi tháng 2 nhấn mạnh sự phức tạp trong chuỗi từ ngư trường tới các điểm bán lẻ và các nhà hàng.
Oceana cũng nói rằng các sản phẩm cá thường bị dán sai nhãn là cá ngừ và cá hồng. Các mẫu cá hồng bị dán sai nhãn lên tới hơn 87% và có tới hơn 30 loài cá được dùng thay thế cho cá hồng, phổ biến nhất là cá rô phi và cá rockfish.