Thủy sản đua quay lại ao nhà

Sản lượng tiêu thụ nội địa tăng trung bình 7% mỗi năm, giá trị tiêu thụ tăng xấp xỉ 14% đang hấp dẫn doanh nghiệp thủy sản quay lại thị trường trong nước.

chế biến tôm
Mặt hàng thủy sản ăn liền có giá trị gia tăng lớn đang bị bỏ quên khi doanh nghiệp tập trung mạnh vào những mặt hàng truyền thống như thủy sản đông lạnh, thủy sản khô

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho biết sau khi đã phân phối ổn định sản phẩm đến hơn 60 nước và nhận được tín nhiệm cao từ những khách hàng khó tính như Nhật Bản, EU thì doanh nghiệp đang tập trung thị trường nội địa.

“Hiện thị phần bán lẻ thủy sản trong nước chiếm khoảng 5% tổng doanh thu và mục tiêu trong 3 năm tới sẽ tăng lên 20%. Chúng tôi đã tính đến việc tìm chuyên gia để tư vấn chiến lược phát triển, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường”, bà Sắc khẳng định.

Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, tỷ lệ nguyên liệu chế biến dành cho xuất khẩu và trong nước được rút ngắn, dao động quanh mức 60-40%. Hiện cả nước có khoảng hơn 7.500 cơ sở chế biến là hộ gia đình và làng nghề truyền thống, mỗi năm mang về hơn 15.000 tỷ đồng. Mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản đầu người nhích dần đến con số 30 kg một người một năm.

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho thấy tổng sản lượng thủy sản trong năm tháng đầu nằm 2016 ước đạt 2,45 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2015. Dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng ổn định nhưng hiện nhiều doanh nghiệp lớn đã quan tâm hơn đến thị phần trong nước. Tuy nhiên, việc quay lại này không dễ dàng.

Đại diện bộ phận kinh doanh nội địa của Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, đơn vị có kim ngạch xuất khẩu tôm dẫn đầu cả nước, cho biết thị phần tại Việt Nam chiếm không quá 1% doanh thu hằng năm. Dù rất chú trọng vào thị trường trong nước, cụ thể khâu chế biến xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đều dùng dây chuyền hiện đại, nhưng doanh nghiệp vẫn đang gặp không ít thách thức. Đặc biệt là tâm lý người tiêu dùng cho rằng sản phẩm nội địa là hàng xuất khẩu lỗi, phải trả về.

Bà Bùi Thị Minh Thu, Phó giám đốc Kinh doanh Saigon Co.op cho biết thêm, yếu tố khiến thủy sản nội địa tiêu thụ chậm là vì các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức về chất lượng sản phẩm (đa phần kém hơn tiêu chuẩn xuất khẩu), mạ băng dày, khối lượng tịnh sản phẩm bị thiếu, những cam kết về an toàn thực phẩm chưa làm người tiêu dùng an tâm...

Ông Võ Thành Đô, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, nhận định, thời gian tới, khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, sản phẩm nhập khẩu ồ ạt thì tính cạnh tranh còn quyết liệt và nhiều thách thức hơn.

Tuy nhiên, ông Đô đánh giá thị trường thủy sản nội địa vẫn rất tiềm năng khi người tiêu dùng ngày càng tỉnh táo và sẵn sàng lựa chọn những sản phẩm chất lượng tương xứng với số tiền lớn bỏ ra. Điều này minh chứng qua thống kê sản lượng tiêu thụ nội địa tăng trung bình 7% mỗi năm, trong khi giá trị tiêu thụ tăng xấp xỉ 14%. Ngoài ra, mặt hàng thủy sản ăn liền có giá trị gia tăng lớn đang bị bỏ quên khi doanh nghiệp tập trung mạnh vào những mặt hàng truyền thống như thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, nước mắm… Việc bước đầu hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm sạch từ nguyên liệu đến tiêu thụ; hệ thống thương mại hiện đại mới chiếm 20%, chợ truyền thống - bán lẻ chiếm 80% là những cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp tấn công vào thị trường nội địa.

Vnexpress, 04/08/2016
Đăng ngày 06/08/2016
Phương Đông
Chế biến

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:44 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:44 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 11:44 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:44 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:44 19/04/2024