Thuỷ sản Nga vẫn vào Mỹ bất chấp lệnh trừng phạt

Mỹ đã cấm nhập khẩu hải sản của Nga sau cuộc xung đột với Ukraine, nhưng điều đó không ngăn được dòng chảy thuỷ sản Nga qua biên giới.

cá minh thái
Cá minh thái của Nga vẫn được đánh bắt và tiêu thụ bất chấp lệnh trừng phạt. Ảnh: vladivostok.bezformata

Theo báo cáo của Associated Press, nhờ chế biến thủy sản ở Trung Quốc và luật ghi nhãn xuất xứ tại Mỹ lỏng lẻo, cá minh thái, cá hồi và cá đánh bắt tự nhiên của Nga vẫn được người Mỹ mua, bán và tiêu thụ.

Ngày 11/3 Tổng thống Joe Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu rượu vodka, kim cương và hải sản từ Nga như một phần của một loạt các biện pháp nhằm trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin vì đã tấn công Ukraine vào ngày 24/2.

Nhưng các công ty thủy sản của Nga dù sao cũng có thể đưa sản phẩm của họ sang Mỹ bằng cách đi qua Trung Quốc, nơi nhiều hải sản từ vùng biển của Nga đã được chế biến.

đánh bắt cá hồi Nga
Theo số liệu thống kê cho thấy, 75% cá hồi nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc nhưng thực sự lại là Nga. Ảnh: ivanovo-news

Một nghiên cứu năm 2019 của Ủy ban Thương mại Quốc tế cho thấy gần một phần ba số cá đánh bắt tự nhiên được nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc thực sự có nguồn gốc từ Nga. Nghiên cứu cũng cho thấy 50% cá minh thái và 75% cá hồi nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc thực sự là từ Nga.

Theo AP, khi cá được chế biến và xuất khẩu sang Mỹ, nó có thể bị dán nhãn là "sản phẩm của Trung Quốc" vì không cần nhãn xuất xứ của quốc gia, cho phép nó trốn tránh lệnh cấm nhập khẩu của Nga.

Gleb Frank, con trai của một cựu quan chức Putin và con rể của một nhà tài phiệt bị trừng phạt, sở hữu hai trong số các nhà xuất khẩu thủy sản lớn nhất ở Nga, Russian Fishery Co. và Russian Crab, AP đưa tin. Ông được mệnh danh là "Vua cua" của Nga vào năm 2019 sau khi giành được quyền khai thác cua lớn từ chính phủ Nga.

Frank chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành thủy sản Nga và Điện Kremlin, theo AP. Anh ta cũng đã bị Mỹ trừng phạt vào tháng trước như một phần của chiến dịch lớn chống lại giới tinh hoa Nga và gia đình của họ. Sau các lệnh trừng phạt, ông đã bán một phần quyền sở hữu của mình ở cả hai công ty và từ chức chủ tịch.

Mỹ cũng đã đấu tranh để cắt giảm lợi nhuận từ dầu và khí đốt của Nga mặc dù đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với chúng. Một số nước châu Âu cũng đã cấm dầu của Nga nhưng những nước khác lại phụ thuộc vào dầu này, như Ý và Đức, ngoài các nước như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục mua dầu này.

VASEP
Đăng ngày 04/05/2022
Businessinsider
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 18:10 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 18:10 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:10 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 18:10 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 18:10 08/11/2024
Some text some message..