Thủy sản Việt Nam có mặt tại 156 thị trường thế giới

Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ 3 về sản lượng tôm; sản phẩm thủy sản Việt Nam tính đến tháng 9/2013 đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 16 thị trường so với năm 2010.

ảnh Phú yên
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Thế Phong

Sáng 30/3, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Thủy sản.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết ngày 16/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 với 26 nhiệm vụ cụ thể. Qua 3 năm thực hiện, ngành Thủy sản đã hoàn thành 18 nhiệm vụ; 6 nhiệm vụ đang trong quá trình xem xét phê duyệt; 2 nhiệm vụ đang tiếp tục xây dựng (trong đó có việc xây dựng Luật Thủy sản sửa đổi, thời hạn trình 2015).

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn về thị trường và vốn nhưng ngành Thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khá cao trong 3 năm qua.

Theo thống kê hằng năm và sơ bộ thực hiện năm 2013, giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) thời kỳ 2011-2013 của ngành Thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 4,85%/năm, trong đó giá trị sản xuất khai thác đạt 5,94%/năm và nuôi trồng đạt 4,16%/năm. Lĩnh vực thủy sản đã từng bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng sản lượng khai thác, tăng sản lượng và giá trị thủy sản nuôi, đang đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Thủy sản đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ 3 về sản lượng tôm; sản phẩm thủy sản Việt Nam tính đến tháng 9/2013 đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 16 thị trường so với năm 2010 (với thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc).

Theo ông Nguyễn Huy Điền, quan điểm, định hướng của Chiến lược tiếp tục được khẳng định thông qua thực tiễn sản xuất, sản phẩm thủy sản tiếp tục được duy trì uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế…Tuy nhiên, kết quả phát triển thủy sản vẫn chưa thể hiện tính bền vững; tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp; hiệu quả sản xuất khai thác chưa cao, tàu các công suất nhỏ còn lớn; lao động nghèo trong ngành Thủy sản còn nhiều, chưa tạo được chuỗi liên kết và thương hiệu sản phẩm quốc gia.

Thời gian tới, ngành Thủy sản tiếp tục triển khai, hoàn thành đúng tiến độ, trong đó có Luật Thủy sản (sửa đổi); hoàn chỉnh trình, ban hành bộ chỉ số theo dõi, giám sát Chiến lược để các địa phương, đơn vị triển khai, thu thập báo cáo hằng năm. Đồng thời, bổ sung các nhiệm vụ mới theo chức năng, nhiệm vụ được giao và để bảo đảm Chiến lược hoàn thành các mục tiêu, đồng thời, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành Thủy sản.

Hội nghị lần này đã công bố Đề án tái cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được Bộ NNPTNT phê duyệt ngày 22/11/2013.

Mục tiêu của Đề án là xây dựng ngành Thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tốc độ tăng trường bình quân giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 6%/năm.

Chinhphu.vn, 30/03/2014
Đăng ngày 05/04/2014
Thế Phong
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 19:58 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 19:58 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 19:58 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 19:58 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 19:58 28/11/2024
Some text some message..