Người ta ước tính rằng 10-20% của tổng số cá hồi nuôi ở Na Uy chết trong khoảng thời gian chúng được chuyển sang lồng nuôi và nơi chế biến, trong đó một tỷ lệ đáng kể cá hồi con chết trong giai đoạn sau khi vận chuyển.
Christian Karlsen đang nghiên cứu tại sao da cá hồi trở nên mỏng và yếu hơn sau khi chuyển ra biển. Ảnh: Jon-Are Berg-Jacobsen / Nofima.
Giai đoạn dễ bị bệnh
"Thời kỳ ba tháng đầu thả nuôi trên biển là giai đoạn cá dễ bị tổn thương, vì hệ thống phòng thủ của cá yếu hơn. Trong thời kỳ này, cá đặc biệt dễ bị thương và nhiễm các bệnh truyền nhiễm" Christian Karlsen, một nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Nofima cho biết.
Một lý do cho điều này vì da của cá hồi mỏng và yếu hơn sau quá trình vận chuyển do đó chức năng rào cản bị giảm làm chúng dễ chết. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu tại sao và làm thế nào các chức năng rào cản của cá hồi thay đổi và những biện pháp mà ngành công nghiệp có thể làm để thích nghi.
Cùng với đồng nghiệp Elisabeth Ytteborg và các nhà khoa học khác trong dự án CtrlAQUA , ông đã nghiên cứu các yếu tố như căng thẳng, nhiệt độ và xử lý trong quá trình chuyển ra biển ảnh hưởng đến các rào cản miễn dịch bên ngoài của cá.
Xử lý nhẹ nhàng hơn
Kết quả của nghiên cứu cho thấy da trở nên mỏng hơn và yếu hơn trong giai đoạn sau khi vận chuyển, nhưng khi cá thích nghi với môi trường mới, da ổn định trở lại, Ytteborg nói.
Vẫn còn quá sớm để kết luận liệu đó là một yếu tố đơn lẻ hay sự kết hợp của những thay đổi môi trường gây ra sự suy yếu của các rào cản bên ngoài của cá hồi.
Bằng cách tăng kiến thức về thời kỳ nhạy cảm trên biển, chúng tôi sẽ đề xuất làm thế nào cá có thể được bảo vệ và xử lý nhẹ nhàng hơn. Chuyển cá an toàn hơn sẽ đảm bảo sức khỏe cá và phúc lợi cá tốt hơn và sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong sau quá trình vận chuyển, ông Karlsen nói.