Tiếc mùa nước không... nổi

“Tháng 9 âm lịch, nhìn sông phát rầu. Lại một mùa… không nước”, ông Hai Hùng đã trên 70 tuổi ở ngay xã đầu nguồn Khánh An (huyện An Phú, tỉnh An Giang) lắc đầu than.

du thuyền mùa nước nổi
Du khách trên Búng Bình Thiên (An Giang) mùa nước nổi.

Miền Tây ngơ ngác

Ông Hai Hùng nói: Năm nào “lũ đẹp” (nước lên) thì từ tháng 7 âm lịch, cái xóm làm đồ khô ngay sát chợ này đã ì xèo tối ngày, ghe cặp bến từ sớm đến khuya. Còn năm nay, qua huyện Thanh Bình, Tam Nông rồi lên Hồng Ngự (Đồng Tháp), nơi đầu nguồn sông Tiền; qua phà Tân Châu, phà Châu Giang sang Châu Đốc (sông Hậu) không thấy nước dâng trắng đồng, tràn đường như trước nữa. “Nếu nước về thì đỡ lắm! Dân nghèo giăng câu bắt cá, một ngày cũng kiếm được ít nhất trăm ngàn đồng nên sống được…”, lão nông Năm Tùng, đã ngoài 60 tuổi ở thị trấn Thanh Bình (Đồng Tháp) tiếc nuối.

“Có năm nào cá linh đầu mùa lên đến 250.000 đồng/kg như năm nay? Mới chục năm trước, nước lên đều đặn, có chu kỳ hẳn hoi chứ đâu như vầy, kỳ lạ, thất thường quá”, vừa gỡ mấy con cá nhỏ khỏi mắc lưới, ông Nguyễn Văn Bình ở TP Châu Đốc (An Giang) nói lầm bầm. Đã hàng trăm năm, cháu con đều nhớ “Tháng 7 mưa ngâu”, “Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” để chỉ mùa nước lên (nước nổi). Trước đó, “mùng 5 tháng 5” con nước sẽ “quay”; tháng 6 “nước son” sậm đỏ, dồi dào sản vật. Rồi “Rằm tháng 10 vô thời nước rút”. Vậy mà đến giờ nước vẫn “cắm” dưới lòng sông, không chịu “ngoi” lên mặt ruộng.

Từ sau những trận lũ lớn vào các năm 2000, 2001, 2002 và 2011 thì những năm sau lũ ở ĐBSCL đều thấp. Năm 2014, đến rằm tháng 9 âm lịch, mực nước lũ đầu nguồn chỉ mấp mé mức báo động 1; trong nội đồng, nước ngập chưa quá bờ đê. Còn theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đây là năm thứ 3 liên tiếp ĐBSCL rơi vào tình trạng “lũ kiệt”. Sự suy diễn của dân gian “thất lũ năm trước, bể bờ năm sau” cũng trật lất, đâu còn đúng nữa.

Đồng bằng miền Tây nay đã được nhìn nhận khác xưa, đầy cảnh báo từ các nhà khoa học. Trong hội thảo kỷ niệm “330 năm Mỹ Tho đại phố” (12-2009), GS Nguyễn Ngọc Trân phân tích nhiều về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), đến chuyện cơ cấu lại mùa vụ, các giống lúa ngắn ngày... Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (Đại học Cần Thơ), nhận định: “Mùa mưa lũ ở ĐBSCL đang có những thay đổi sâu sắc. Lượng nước lũ trên dòng Mê Công giảm chỉ còn 60% - 70% so với những năm trước; nước biển dâng, nước ngầm giảm mạnh và ĐBSCL đang bị lún; nhiệt độ tăng cao khiến nước bốc hơi nhanh... Đồng bằng bây giờ mùa nắng dài hơn, mùa mưa ngắn lại; hạn hán gia tăng, mặn xâm nhập sớm, vào sâu hơn trên diện rộng; đô thị, công trình bị lún, ngập nhiều hơn trước...”.

Bộn bề nỗi lo

Nước không về, bộn bề nỗi lo. Mà nặng lòng nhất vẫn là những nông dân tối ngày “cắm mặt xuống đất, ngửa lưng lên trời”. Thông thường những năm lũ thấp thì sâu bệnh hoành hành, công làm cỏ ăn hết công lúa, đất thiếu phù sa, người nghèo “đỏ mắt” kiếm con tôm, con cá trong từng bữa ăn. Lũ không về, ruộng đồng thêm bạc màu, nước đâu vệ sinh gốc rạ, cỏ dại để cắt nguồn lây lan dịch bệnh... vựa lúa cả nước lại đối mặt với bài toán khó. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, chia sẻ: “Chúng ta đã nghĩ đến khả năng trữ nước ngọt (ở Đồng Tháp Mười hay tứ giác Long Xuyên...) nhưng đê bao khắp nơi không dễ tìm ra lời giải. Tái cơ cấu nông nghiệp phải tính tới việc thích ứng với BĐKH”.

Ngồi trong căn nhà sàn cao chân ngay nơi đầu nguồn, lão nông Bùi Văn Triển, 60 tuổi (xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp) chỉ xuống nền đất khô cứng cách sàn cả 2m nói rằng, năm nay nước kém nhất. “Dân ở đây chủ yếu sống nhờ lúa và đánh cá. Nước kém, thiếu phù sa nên lúa giảm năng suất. Cá là nghề phụ nhưng thu nhập có khi còn cao nghề chính mà như vầy cũng... kiệt luôn. Thật khó sống nếu thiếu nước lũ. Những năm tới chắc khó khăn hơn. Họ đắp đập làm thủy điện ì xèo trên thượng nguồn kìa...”, ông Triển nói vậy. Ở đồng bằng bây giờ muốn ăn cá đồng không dễ, phải có “mối” mới được. “Cá giờ hết 7 còn 3... mà  chắc chưa đến vậy”, chú Tám Lăng, 88 tuổi ở thị xã Tân Châu (An Giang) nói. Hụt hẫng quá khi đến xã biên giới Khánh An (huyện An Phú, tỉnh An Giang): cá, tôm, cua, ốc, rắn, bông súng… đã nhiều năm rồi, hầu như chỉ ngóng chờ bên kia biên giới đưa qua.

Vấn nạn “kép” (hạn, mặn) lóng rày bất tuân quy luật, đến từ rất sớm khiến các tỉnh ven biển Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu... chạy “bạc tóc” đối phó. “Mặn vô đã mấy năm rồi, ngày càng sâu và đậm đặc hơn, trồng lúa 1 vụ cũng khó”, ngồi bên “cánh đồng chó ngáp” (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu), nông dân Dư Hùng Bé than như bọng. Tỉnh Hậu Giang nằm sâu bên trong nhưng năm nay lạ lắm, lần đầu tiên trong 20 năm qua độ mặn (1,1 ‰ - 9,5‰) vượt ngưỡng cho phép và xâm nhập vào giữa mùa mưa. Nước mặn từ Kiên Giang, theo kênh xáng Xà No thọc sâu vào thành phố Vị Thanh; từ Bạc Liêu theo tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp xộc thẳng đến huyện Long Mỹ…

Khi trời sa mưa, nước không về nữa. Các làng nghề ăn theo con nước (đóng ghe, xuồng, làm khô, đan lưới, làm móc câu…) buồn thiu, dè dặt làm hàng trong tâm trạng chờ con “lũ đẹp”.

Có một văn hóa mùa nước nổi

“Con ơi mùa nước nổi .../Tía ơi con nhớ nhà!” (Xuân Vy - Mênh mông mùa nước nổi). Vào mùa “con nước nhảy bờ” sức sống hạ lưu ở dòng Mê Công như bừng tỉnh. Hệ sinh thái châu thổ nở rộ, căng tràn, ngồn ngộn nhất. Rừng tràm Trà Sư (An Giang), Tràm Chim (Đồng Tháp)... xào xạc chim quý bay về; cá “bục đồng” quẫy tràn mặt ruộng.

Đủ loại trẹt, ghe, xuồng với lưới, đăng, đó, đáy… giăng khắp đồng trên, rạch dưới. Tiếng gọi bạn ghe vọng đồng xa trong cuộc mưu sinh bươn chải giữa cơn mưa xối xả ngược dòng, thâu đêm suốt sáng... Mùa lũ bây giờ là mùa sinh sôi nảy nở, sống an toàn và sinh lợi hơn.  Đề án 31 (2002) của tỉnh An Giang sau 4 năm đã giúp tăng giá trị sản xuất bình quân 1.430 tỷ đồng/năm, mang lại hàng ngàn tỷ đồng cho nông dân nơi đây. Rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản bù đắp sự thiếu hụt từ thiên nhiên. Rồi cả sen, ấu, rau nhút, bông súng, điên điển...  Đó là sự năng động đầy sáng tạo của cư dân châu thổ khi mùa nước không về.

“Nước không chưn (chân) sao gọi con nước lớn/Cá không thờ sao lại gọi cá linh”. Văn hóa mùa nước nổi ẩn tàng kỳ bí khiến văn minh sông nước Nam bộ hấp dẫn hơn. Làng nổi cá bè Châu Đốc đã được người Pháp thích thú ghi lại từ những năm đầu của thế kỷ trước, giờ trở thành cái nôi của nền công nghiệp nuôi cá da trơn nước ngọt, tung tăng “bơi” ra năm châu bốn bể, lừng danh thế giới.

Mùa nước nổi, bản sắc chỉ có cuối trời Nam đã đi vào văn vào thơ từ xa xưa lận. Và nét đặc thù đó hóa ra lại là ưu thế cạnh tranh. Chị Huỳnh Thị Thúy Kiều, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành An Giang, kể rằng tour “Du lịch mùa nước nổi” năm nào khách phía Bắc, ngoài Trung và bà con Việt kiều cũng nôn nao ngóng chờ. Mùa len trâu đã đi xa thật rồi. Nhưng cả cái mùa nước nổi mất đi lại là chuyện khác, đau xé nhiều bề.

Một nền nông nghiệp linh hoạt

“Sống chung với lũ” mà nước không về thì sống chung với ai? Nỗi lo thấp thỏm của người dân đầu nguồn trở thành câu hỏi lớn. Sự khắc nghiệt đã gia tăng càng đòi hỏi tính năng động, hợp tác liên kết, tầm nhìn, khả năng điều phối, quản lý... cao hơn rất nhiều.

Một nền nông nghiệp linh hoạt trước sự đỏng đảnh, bất thường của thời tiết là điều tất yếu. Quy hoạch căn cơ chiến lược cùng các giải pháp ngăn mặn, điều tiết và trữ nước ngọt; thu hẹp diện tích trồng lúa, có chính sách cụ thể hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại khác dùng nước ít hơn... Viện lúa ĐBSCL đã thành công chọn tạo các giống lúa ký hiệu OM thích nghi BĐKH (phèn, mặn, khô hạn, ngập úng…), thời gian sinh trưởng ngắn cùng các giống lúa sinh trưởng dưới 90 ngày, đảm bảo năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh tốt, né mặn, tránh lũ… Tái cơ cấu ngành nông nghiệp với bối cảnh mới, phù hợp BĐKH trước hết phải nhằm tạo thế cân bằng giữa cung và cầu đối với nông sản (gạo, cao su, sắn, ngô...) và ngành chăn nuôi. Đồng thời, đa dạng nông sản hơn thay vì chỉ tập trung vào cây lúa.            

Hàng chục ngàn dân từng thoát nghèo nhờ nước trên dòng Mê Công đổ về mỗi năm liệu có tái nghèo? Những giải pháp phi nông nghiệp thiết thực, hiệu quả trong mùa nước kiệt mang lợi ích kép, vừa nâng cao tính an sinh xã hội vừa giúp lao động nông nhàn không bỏ xứ ly hương.

Ông Bảy Nhị (Nguyễn Minh Nhị), nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, “nhạc trưởng” đề án số 31 vẫn nặng tâm huyết, trăn trở nhiều lắm. Ông cũng là nông dân lấm phèn thứ thiệt, nuôi cá không năm nào thất. Ông vẫn mong có ngày nước lại tràn đồng, để nông dân không vất vả, vật vờ với những nhánh lúa vụ thu đông ẩn chứa nhiều bất trắc, may rủi nữa...

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 04/11/2015
Đăng ngày 04/11/2015
Vũ Thống Nhất
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 15:52 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 15:52 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 15:52 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 15:52 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 15:52 17/12/2024
Some text some message..