Tiềm năng phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng tại Việt Nam

Nhằm tận dụng và phát huy hết những địa thế, địa lợi tại một số vùng như: Vịnh Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ ở nước ta, nghề nuôi cá chim vây trắng đã và đang trở thành bước đột phá mới trong nghề biển nói chung.

Cá chim vây vàng
Nghề nuôi cá chim vây trắng đã và đang trở thành bước đột phá mới. Ảnh: vnexpress.net

Với giá trị kinh tế cao, cá chim trắng vây vàng được dự đoán sẽ là một trong những phương pháp thay thế hữu hiệu cho trường hợp nghề tôm đang có nhiều biến động do chi phí đầu vào và dịch bệnh.

Phát triển nghề nuôi cá chim trắng vây vàng

Cá chim trắng vây vàng (tên khoa học là Trachinotus blochii), đây là loài cá ưa hoạt động, có thân hình dẹp, màu ánh bạc, đầu tròn, mõm tù và sở hữu vây vàng đặc trưng. Loài cá này tập trung chủ yếu ở những vùng biển cạn nhiệt đới tại Thái Bình Dương và khá phổ biến ở châu Á, cụ thể là tại một số nước ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Nam Trung bộ hiện là nơi có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá chim trắng vây vàng nhất.

Trước xu thế đánh bắt và tiêu thụ loài cá này ngày càng gia tăng, kế hoạch nuôi trồng và phát triển nghề nuôi cá chim trắng vây vàng đã được triển khai từ rất sớm. Từ những năm 2000 ở nước ta, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (RIA1) đã thành công trong việc nghiên cứu công nghệ sinh sản nhân tạo cá chim trắng vây vàng.

Kể từ đó, Việt Nam không ngừng nỗ lực mở rộng thêm nhiều mô hình nuôi trồng: Lồng bè, ao đất cả nước mặn và nước lợ,... để nâng cao chất lượng và sản lượng của đối tượng thủy sản giàu tiềm năng này.

Cá chim trắng vây vàng có thịt ngọt, dai mềm và có giá trị dinh dưỡng rất cao như giàu đạm và Omega 3. Do đó, không quá khó để lý giải cho việc chúng trở thành một trong những loài cá được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới. Thị trường tiêu thụ của loài cá này hiện rất rộng mở và được dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới.

Một số lợi thế khi thả nuôi cá chim trắng vây vàng ở nước ta

Mô hình nuôi cáMô hình nuôi cá chim trắng vây vàng lồng bè của anh Đỗ Văn Thảo. Ảnh: baoquangnam.vn

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá chim trắng vây vàng đang được đầu tư mở rộng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia có nhiều địa thế, địa lợi trong nuôi biển. Theo nguồn tin do những hộ nuôi cá chim trắng vây vàng cung cấp, chi phí đầu vào thấp cho cá chim trắng vây vàng khá thấp nhưng lại thu được lợi nhuận cao.

Nhờ vào việc chúng có khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh (trong 10-12 tháng sẽ có trọng lượng khoảng 800 - 1000 gam) mà người nuôi đã giảm thiểu được rất nhiều rủi ro và thất thoát khi thả nuôi giống cá này. Hơn nữa, cá chim trắng vây vàng còn có thể được tận dụng thả nuôi trong ao đất, ao nuôi tôm bỏ hoang hay thậm chí là nuôi ghép trong ao nuôi tôm nhằm ngăn ngừa dịch bệnh cho tôm.

Ở Việt Nam, cá chim trắng vây vàng có giá trị kinh tế cao, tùy thời điểm mà có khi lên đến 150.000 - 160.000 đồng/kg. Tính đến hiện tại, cá chim trắng vây vàng không chỉ mang lại giá trị lớn trong thị trường nội địa mà còn có những đóng góp không nhỏ vào sản lượng xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Hiện nay, Việt Nam đang hướng đến thực hiện nhiều mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng theo hướng công nghiệp để vừa có thể đa dạng đối tượng thủy sản được nuôi trồng, vừa có thể nâng cao thu nhập cũng như tạo điều kiện hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài cho ngư dân.

Với ưu thế về điều kiện sinh thái và khả năng cung ứng đến gần 60% con giống trong nước, theo dự đoán của nhiều chuyên gia đầu ngành, có thể trong tương lai cá chim vây vàng sẽ trở thành đối tượng thủy sản chủ lực ở một số địa phương có điều kiện sinh thái phù hợp và tiềm năng trong phát triển nghề biển nói chung, cá chim trắng vây vàng nói riêng.

Đăng ngày 17/10/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Nuôi trồng

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:16 01/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 14:16 01/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 14:16 01/10/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 14:16 01/10/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 14:16 01/10/2024
Some text some message..