Tiềm năng sử dụng bột cá Thát lát trong thức ăn thủy sản

Cá Thát lát là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.Nghiên cứu gần đây cho thấy, có thể sử dụng bột cá Thát lát để thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản. Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị của cá Thát lát và mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi đối tượng thủy sản này.

Tiềm năng sử dụng bột cá Thát lát  trong thức ăn thủy sản
Bột cá Thát Lát sẽ giúp cá Thát Lát có giá trị kinh tế cao hơn. Nguồn: Internet

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Trường Đại Học Manila, Philippines, nhằm đánh giá tiềm năng thay thế bột cá bằng bột cá Thát lát trong thức ăn cho cá rô phi.

Chuẩn bị bột cá Thát lát (KFM)

Cá được rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ có trọng lượng từ 50-100g. Sau đó, được đem luộc ở nhiệt độ 1000C trong vòng 30 phút. Tiếp theo lọc hỗn hợp bỏ nước và lấy phần thịt, rồi đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 6-12h, cho đến khi lớp thịt khô lại và bong ra thành từng lớp mỏng. Cuối cùng sẽ nghiền thành bột mịn. Thành phần dinh dưỡng bột cá thát lát như sau:

Thành phần dinh dưỡng

% trọng lượng khô

Ẩm độ

8.51 ± 0.04

Chất béo thô

3.22 ± 0.14

Đạm thô

62.36 ± 0.95

Xơ thô

0.18 ± 0.02

Tro

22.85 ± 0.41

Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm

Cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm là 36.5% và chất béo là 8.2%. Các thành phần thức ăn sẽ được trộn đều trong 30 phút. Sau đó sẽ được ép thành viên với kích thức 1.2-1.5 mm, sau đó sẽ sấy khô ở 600C trong vòng 2h. Sau đó, sẽ cho vào túi nhựa và trữ -250C.

Bố trí thí nghiệm

Cá thí nghiệm có trọng lượng (0.59±0.01) được bố trí ngẫu nhiên vào 15 bể (15 con/bể). Cá sẽ được cho ăn ngày 2 lần. Tỉ lệ bột cá Thát lát thay thế trong khẩu phần ăn lần lượt là 0%(D1), 25%(D2), 50%(D3), 75%(D4), 100%(D5). Thời gian thí nghiệm trong vòng 60 ngày. Nghiêm thức được bố trí như sau:

Thành phần(g/kg thức ăn)

D1

D2

D3

D4

D5

Bột cá

56.5

44

29.5

15

0

Bột cá thát lát

0

13

28

43

58.5

Dầu cá tuyết

2

2.5

3

3.5

4

Lecithin đậu nành

4

4

4

4

4

Hỗn hợp vitamin

3

3

3

3

3

Hỗn hợp khoáng

1.5

1.5

1.5

1.5

1.5

Bột bắp

23

23

24

25

26

CMC

10

9

7

5

3

Tổng cộng

100

100

100

100

100

Chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Chỉ tiêu

Phương pháp

Chỉ tiêu huyết học

Velasquez et al., 2016

Quan sát mô học

Abdel-moneim et al, 2012

Trọng lượng nội tạng

Ighwela et al.,2014

Trọng lượng gan

Agbo, 2008

Kết quả

Tỉ lệ sống và tăng trưởng: Không có sự khác biệt về tỉ lệ sống, hiệu quả sử dụng protein ở tất cả các nghiệm thức.  Tuy nhiên, cân nặng, tốc độ tăng trưởng đặc biệt, lượng thức ăn ăn vào lại tăng lên đáng kể ở nghiệm thức thay thế bằng 75% bột cá Thát Lát.

Chỉ tiêu huyết học: Không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng cholesterol, triglycerides, và uric acid ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, hàm lượng đường sẽ tăng khi tăng mức thay thế bột cá Thát lát.

Trọng lượng nội tạng và gan: Không có sự khác biệt đáng kể về trọng lượng nội tạng ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, trọng lượng gan lại cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 25% bột cá Thát Lát.

Quan sát mô học Gan: Không thấy xuất hiện khối u hay tổn thương nào ở gan.

Kết Luận

Mức thay thế bột cá Thát lát tối ưu là 75% cho cá Rô phi giống. Với mức thay thế này, sẽ giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng trên cá cũng như giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí.

Sciencedirect
Đăng ngày 11/07/2017
CTV AN LÊ lược dịch
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 18:20 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:20 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:20 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:20 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:20 17/11/2024
Some text some message..