Tiền Giang: Tích cực tìm nguyên nhân nghêu chết

Trong những ngày qua, nghêu nuôi ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông) lại chết bất thường. Người nuôi nghêu đang tỏ ra lo lắng khi lượng nghêu đang cận kề ngày thu hoạch. Ngành chức năng đã lấy mẫu gửi xét nghiệm, tích cực theo dõi diễn biến để có những khuyến cáo kịp thời.

bãi nghêu
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông P.T.V, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông tỏ ra lo lắng khi 10 ha nghêu của ông bị chết khoảng 40%. Hiện nay nghêu nuôi của ông V đạt kích cỡ 80 - 90 con/kg và dự kiến thu hoạch vào tháng 12-2016.

Ông V cho biết, khoảng 4 -5 ngày nay, nghêu xảy ra hiện tượng chết rất lạ. Nguyên nhân đang được cơ quan chức năng lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm. 10 ha nghêu của ông V đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng và tính đến thời điểm này đã thiệt hại khoảng 400 - 500 triệu đồng.

Không chỉ các sân của người dân xảy ra hiện tượng nghêu chết mà sân của Ban Quản lý cồn bãi (QLCB) cũng xuất hiện tình trạng nghêu chết bất thường. Ông Phạm Văn Kịp, Phó Trưởng Ban QLCB cho biết, Ban QLCB nuôi khoảng 100/350 ha nghêu.

Trong những ngày qua, nghêu chết chiếm 10% gần 20 ha, chết khoảng 7% chiếm diện tích 70 - 80 ha. Nguyên nhân chết, theo ông Kịp, vào đầu mùa mưa, nghêu thường sinh sản mạnh nên những con mới sinh sản sẽ yếu và chết.

Theo ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, từ ngày 28-5 đến nay, nghêu nuôi ở Tân Thành (huyện Gò Công Đông) đã xảy ra hiện tượng chết rải rác ở 2 cồn Vạn Liễu và Ông Mão.

Qua khảo sát và nắm thông tin từ các hộ dân, nghêu chết đợt này (cách đây 20 ngày có một đợt nghêu chết) nhiều hơn, với tỷ lệ 10 - 20%. Đa số nghêu đều đang ở kích cỡ khoảng 100 con/kg. Những sân nuôi có mật độ dầy, nghêu chết nhiều hơn so với sân nuôi có mật độ thấp.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghêu chết chưa được xác định. Tuy nhiên, đây là hiện tượng nghêu chết bất thường. Bởi thông thường, nghêu chết từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4 hàng năm, nhưng năm nay bước sang tháng 5 (âl) mà nghêu vẫn chết.

Bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: “Vừa qua, chúng tôi có nhận thông tin nghêu chết ở cồn Vạn Liễu và cồn Ông Mão, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có cử cán bộ xuống xác minh, lấy mẫu để gửi Cơ quan Thú y Vùng VI (TP. Hồ Chí Minh) xét nghiệm, tìm nguyên nhân”.

Hiện nguyên nhân chưa được xác định, tuy nhiên, theo bà Mến, nguyên nhân chết có thể do những ngày qua mưa nhiều, nguồn nước xổ xả ra các cống, đổ ra biển nhiều.

Theo ông Nguyễn Văn Quý, năm 2010, huyện Gò Công Đông đã xảy ra hiện tượng nghêu chết bất thường, thiệt hại khoảng 240 tỷ đồng. Năm 2011, nghêu cũng xảy ra hiện tượng chết và thiệt hại khoảng 260 tỷ đồng. Năm 2013, nghêu chết chưa rõ nguyên nhân và thiệt hại gần 300 tỷ đồng. Năm 2015, nghêu cũng có chết, nhưng tỷ lệ ít hơn và ước thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Báo Ấp Bắc, 10/06/2016
Đăng ngày 11/06/2016
S.Nguyên - M.Thành
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 19:28 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 19:28 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 19:28 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 19:28 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 19:28 27/12/2024
Some text some message..