Tiến hóa của mầm bệnh: nguy cơ với nuôi trồng thủy sản

Sự gia tăng gánh nặng từ bệnh tật trong nuôi trồng thủy sản là động lực đòi hỏi ngành công nghiệp này phải bắt kịp với sự tiến hóa của mầm bệnh. Tép Bạc xin lược dịch bài viết của Alexandre Veille đăng trên Aqua culture asia pacific.

Tiến hóa của mầm bệnh: nguy cơ với nuôi trồng thủy sản
Những nhân tố giúp giảm sự tiến hóa của mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Kinh tế và Xã hội cho biết dân số thế giới được dự đoán sẽ tăng từ 7,3 tỷ năm 2015 lên 9,7 tỷ vào năm 2050. Thực tế là chúng ta cần sản xuất nhiều thực phẩm hơn để đảm bảo đáp ứng đủ cho dân số ngày càng tăng. Trong khi ngũ cốc và các loại củ chiếm 82% nguồn cung thực phẩm toàn cầu, các sản phẩm thịt chỉ chiếm 4,64% với thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất.

Tuy nhiên, với tỷ lệ cung cấp thực phẩm toàn cầu của ngành thủy sản là 1,69%, nơi nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 50%, là ngành tăng trưởng nhanh nhất với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 74%. Hải sản có thể trở thành sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ nhiều thứ ba vào năm 2020. Với sự tăng trưởng nhanh chóng và tính chất năng động của nuôi trồng thủy sản, dường như ngay cả khi không tăng trưởng, những thay đổi dịch tễ học cũng sẽ gia tăng gánh nặng bệnh tật đến ngành nuôi trồng thủy sản. Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy sự tiến hóa của mầm bệnh, bao gồm sự tiến hóa của độc lực, cũng đang đóng một vai trò của sự xuất hiện một số bệnh trong nuôi trồng thủy sản (Walker và Winton, 2010).

Mầm bệnh có sự tiến hóa. 

David A Kennedy và cộng sự 2015, đã nghiên cứu các thực hành nuôi trồng thủy sản khác nhau có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển độc lực của tác nhân gây bệnh làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Như tăng cường nuôi với mật độ cao, không đảm bảo điều kiện môi trường cho vật nuôi cũng như thả con giống kém chất lượng và lạm dụng kháng sinh.

Các chủng có độc lực cao có xu hướng cắt ngắn thời kỳ truyền nhiễm bằng cách giết chết vật chủ của chúng; do đó chúng phải có tốc độ truyền cao hơn để tồn tại và lan rộng khi vật chủ của chúng vẫn còn sống. Còn các chủng có độc lực thấp không giết chết vật chủ của chúng thì có tốc độ truyền thấp hơn. Việc rút ngắn thời gian nuôi trồng, bằng cách cải tiến gen hoặc cải tiến quy trình nuôi như nuôi tôm 2 hay 3 giai đoạn, sẽ góp phần giảm sự tiến hóa độc lực của mầm bệnh. 

Các mầm bệnh được cho là phát triển theo hướng có độc lực cao hơn do chuyển tiếp thế hệ khi gây ra các bệnh nhiễm trùng mãn tính, dai dẳng, có khả năng mang mầm bệnh suốt đời, như koi herpesvirus (KHV) cyprinid herpesvirus 3 ở cá koi và cá chép (llouze et al., 2011), hoại tử tụy truyền nhiễm ở cá hồi (IPN, Yamamoto, 1975) và virus hội chứng đốm trắng trên tôm (WSSV. Tsai et al .. 1999).

Người ta thường chấp nhận rằng sự biến đổi di truyền trong quần thể vật chủ (loài nuôi) càng nhiều, mầm bệnh sẽ càng ít chuyên biệt. Tuy nhiên, sự đa dạng di truyền trong quần thể loài nuôi giảm, do lựa chọn các đặc điểm có lợi, đã được quan sát thấy trong các hệ thống sản xuất hàng loạt. Điều này làm cho các mầm bệnh trên vật nuôi chuyên biệt và độc lực cao hơn.

bệnh trên cá, bệnh trên tôm, thủy sản, dịch bệnh tiến hóa dịch bệnh, kích thích miễn dịch

Bệnh trên cá ngày càng phức tạp và khó điều trị. Ảnh minh họa: Montecito Koi Ponds

Nuôi trồng thủy sản cũng đang có xu hướng nuôi loài có tính chuyên môn hóa cao và do đó mầm bệnh có độc lực cao hơn. Bằng chứng trực tiếp đã được quan sát giữa các loài vật chủ của virus hoại tử cơ quan tạo máu truyền nhiễm (IHNV) (Garver et al., 2006) và sán lá đơn chủ Gyrodactylus salaris (Bakke et al., 1990; Bakke, 1991) trong họ cá hồi. Hay virus gây bệnh nhiễm trùng huyết (VHS) trên năm loài cá vây (Perca flavescens, Oncorhynchus mykiss, O. tshawytscha, Cyprinus carpioClupea pallasin (Emmenegger et 2013).

Các mầm bệnh cũng có thể thích nghi và chuyên môn hóa theo môi trường và trở thành đặc hữu khi việc diệt trừ chúng là không thể. Từ đó, chúng có khả năng gây bệnh trên nhiều loài vật chủ và điều này thường dẫn đến độc lực cao hơn ở các loài vật chủ mới. Đây là trường hợp của Virus Rhabdoviridae ở cá, IHNV và VHSV đã chuyển từ cá hồi sockeye và cá pelagic sang cá hồi cầu vồng, với thiệt hại kinh tế nặng nề (Kurath et al., 2003; Einer-Jensen et al., 2004). Hơn nữa, trong bối cảnh nhiễm trùng hỗn hợp, mầm bệnh sẽ thích nghi để cạnh tranh bằng tốc độ sinh sản nhanh hơn hoặc bằng cách phát triển các độc tố với tỷ lệ tử vong của vật chủ cao hơn.(Bremermann và Pickering, 1983; Nowak và May, 1994).

Miễn dịch - chìa khóa ngăn chặn tiến hóa mầm bệnh

Những nhân tố ảnh hưởng đến mầm bệnh. Ảnh: tepbac

Giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm là một trong nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản. Từ góc độ tiến hóa độc lực, tăng mật độ, giảm đa dạng di truyền bằng cách chọn giống và lạm dụng kháng sinh, có thể dẫn đến sự tiến hóa của độc lực tăng như mô tả ở trên. Thay đổi thực hành nuôi dưỡng hoặc tăng cường phòng vệ miễn dịch tự nhiên của vật chủ vì lợi ích ngăn chặn sự tiến hóa của mầm bệnh có thể có khả năng kinh tế mang lại lợi ích lâu dài với chi phí ngắn hạn.

Chúng ta cần phải nhanh chóng bắt kịp với sự tiến hóa của mầm bệnh. Vì mầm bệnh có thể tiến hóa, cơ chế miễn dịch của vật chủ cũng vậy. Do đó những phương pháp tăng cường miễn dịch bẩm sinh của tôm/cá như: sử dụng các sản phẩm cung cấp các peptide kháng khuẩn, chiết xuất từ rong mơ Sargassum oligocystum, Vitamin C, beta-glucan… góp phần thích ứng với tiến hóa của mần bệnh.

Đăng ngày 24/12/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 19:37 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 19:37 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 19:37 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 19:37 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 19:37 02/02/2025
Some text some message..