Tiến tới giải thưởng Tôn Đức Thắng 2013 “Bác sĩ” của cá, tôm

15 năm làm trong ngành thủy sản là 15 năm ông Đặng Hồng Đức không ngừng sáng chế ra nhiều sản phẩm thuốc thú y, giúp nông dân thoát nghèo

bác sĩ cá tôm
Ông Đặng Hồng Đức (đứng) hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho bà con nông dân

“Với tôi, mỗi công trình là thành quả của cả tập thể, gắn với những kỷ niệm vui buồn, gắn với bà con nông dân. Các thành tích tôi đạt được trong suốt quá trình công tác có rất nhiều đóng góp của anh em đồng nghiệp, của lãnh đạo công ty, hơn hết là của rất nhiều bà con nông dân ở khắp mọi miền đất nước” - ông Đặng Hồng Đức, 41 tuổi, kỹ sư thủy sản Công ty Liên doanh Bio - Pharmachemie (quận 9, TP HCM), khiêm tốn khi nói về những sáng chế của mình.

Miệt mài nghiên cứu

Ông Đức nhớ lại thời gian từ năm 2008 đến 2010, bà con nông dân thường nuôi thủy sản với mật độ dày nên cá, tôm dễ bị “stress”, cho sản lượng thấp. Khi đó, chưa có công ty thuốc thú y nào có khả năng sản xuất thuốc dinh dưỡng để khắc phục tình trạng trên. Trong khi đó, thuốc ngoại nhập có giá rất cao. Đọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, ông nảy sinh ý tưởng sản xuất sản phẩm có hiệu quả tương tự nhưng giá rẻ hơn. Được sự ủng hộ của ban giám đốc, ông cùng đồng nghiệp tích cực nghiên cứu để tìm ra công thức bào chế thuốc. Ông còn tìm ra nhiều chất phụ gia có giá rẻ để tiết giảm chi phí. Sau nhiều lần thử nghiệm, năm 2010, công thức thuốc Nutrifish hoàn thành trong niềm hân hoan của cả công ty. Thuốc giúp cá, tôm tăng sức đề kháng, lớn nhanh, đều mà giá rẻ, chất lượng bảo đảm.

Sản xuất thuốc dinh dưỡng đã khó, việc tìm ra thuốc phòng, trị bệnh cho cá, tôm còn khó hơn. Ông Đức nhớ mãi quá trình tìm ra kháng sinh trị bệnh đường ruột cho tôm, cá. Để sản phẩm áp dụng hiệu quả trong thực tế, ông phải nuôi cá thí nghiệm trong thời gian dài, kiên trì nghiên cứu công thức, tìm kiếm các thành phần chính, chất phụ gia của thuốc để tìm ra “liều an toàn”. Trộn được công thức phòng bệnh, ông tiếp tục nghĩ cách bào chế liều tối ưu để trị bệnh. “Đây mới thực sự là bài toán khó vì thuốc trị bệnh phải được pha chế một cách chính xác tuyệt đối, nếu không sẽ phản tác dụng. Tôi phải thử thuốc với các liều lượng khác nhau trên tôm, cá bệnh nhiều lần” - ông Đức cho biết. Các thí nghiệm đã được ông lặp đi, lặp lại ít nhất 6 lần/7 ngày, trong vòng hơn 3 tháng. Thế nhưng, lúc chuẩn bị áp dụng, ông phát hiện môi trường khó kiểm soát trong ao nuôi cũng tác động đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy, ông quyết định bỏ thêm công sức khảo nghiệm trên ao nuôi trong 6 tháng nữa để tìm ra liều thuốc chuẩn nhất. Kết quả cho những tháng ngày vất vả là thuốc phòng, trị bệnh đường ruột ở thủy sản do ông và đồng nghiệp sản xuất được bà con nông dân tin dùng.

Được nhà nông xem như người thân

Tâm huyết với nghề, từ năm 2008 đến nay, ông Đức đã bào chế thành công 9 loại thuốc cho động vật thủy sản, làm lợi hàng tỉ đồng cho công ty. Ông là một trong những cá nhân tiên phong trong việc đưa mô hình nuôi trồng thủy sản công nghiệp đến với bà con nông dân.

Xuất thân từ nông dân nên ông Đức hiểu và cảm thông với nỗi lo của bà con mỗi khi mùa vụ cận kề. Ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ tại đơn vị, ông luôn trăn trở làm thế nào để những tiến bộ khoa học được chuyển giao rộng rãi đến địa phương. Không quản ngại khó khăn, ông còn tìm đến và tư vấn kỹ thuật tại ao nuôi cho bà con ở khắp các tỉnh, thành từ Quảng Ninh đến Mũi Cà Mau. Ông tâm niệm: “Nơi nào nuôi thủy sản, nơi đó là nhà tôi. Tôi luôn muốn góp sức mình giúp bà con làm giàu, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn nước nhà. Sung sướng nhất là mỗi khi đến các vùng quê, tôi luôn được bà con coi như người thân”.

Từ nhiều năm nay, ông Đức còn tham gia câu lạc bộ “Bác sĩ tình nguyện nông nghiệp” của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cho nông dân huyện Nhà Bè, TP HCM. Ông còn giúp bà con tại đây thay đổi mô hình nuôi tôm sú truyền thống sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Năm 2012, ông chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ, TP HCM. Ngoài ra, ông còn phối hợp với Hội Nông dân TP HCM mở 4 lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá điêu hồng, cá rô phi, cá chép, cá lóc, tôm càng xanh cho nông dân huyện Bình Chánh.

Anh Giang Thanh Chung (nông dân xã Hòa Đông, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: “Nhờ có anh Đặng Hồng Đức, chúng tôi biết về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản công nghiệp để thoát nghèo. Anh như anh cả trong gia đình, luôn nhiệt tình giúp đỡ bà con mọi lúc mọi nơi”.

Báo Người lao động
Đăng ngày 04/08/2013
Bài và ảnh: HỒNG NHUNG
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 21:39 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 21:39 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 21:39 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 21:39 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 21:39 27/12/2024
Some text some message..