Tiếp vốn cho nông dân, doanh nghiệp thủy sản

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hộ nông dân và doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, nguyên liệu, thị trường, các chi phí đầu vào và không ít các thủ tục hành chính không thuận lợi.

che bien tom
Chế biến tôm xuất khẩu.

Trong đó, thiếu vốn là vấn đề nghiêm trọng nhất, chi phối đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của  toàn ngành thủy sản. Nhằm giải quyết vấn đề này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai nhiều biện pháp như hạ lãi suất, giãn nợ, cơ cấu lại nợ,... Tuy nhiên, lượng đối tượng tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp này còn quá thấp.

Vốn rẻ "kén" người vay

Chủ tịch HÐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao Sóc Trăng Lưu Thống Nhứt là một trong những nhân vật nuôi tôm giỏi của tỉnh Sóc Trăng từ nhiều năm nay. Những năm trước, con tôm chính là sản phẩm chủ lực giúp ông vươn lên làm giàu. Với 300 ha nuôi tôm ban đầu, ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Ông Nhứt tâm sự, nuôi tôm sợ nhất là dịch bệnh. Mầm bệnh có thể bay trong không khí và chỉ cần một con tôm mắc bệnh là có thể lan sang cả ao tôm, diện tích nuôi càng nhiều thì thiệt hại càng lớn. Ông Nhứt ước tính hai năm qua, dịch bệnh đã khiến ông thiệt hại từ 50 đến 60 tỷ đồng.

Cùng với ông Nhứt, hàng nghìn hộ dân và DN nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Theo một số hộ nông dân và DN hoạt động trong ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, vài năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm tiếp diễn theo chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, sáu tháng đầu năm 2012, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại gần 40 nghìn ha, chiếm 6,49% tổng diện tích thả nuôi. Riêng tại tỉnh Sóc Trăng, Giám đốc Agribank chi nhánh Sóc Trăng Nguyễn Tấn Bửu cho biết, năm 2011, vụ nuôi tôm của bà con nông dân bị thất mùa do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, chi nhánh đã phải xem xét và cơ cấu lại nợ cho bà con hơn 500 tỷ đồng (chiếm gần 50% dư nợ cho vay nuôi tôm).

Không chỉ dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao, những khó khăn về nguyên liệu và thị trường cũng là những nguyên nhân đẩy các DN thủy sản thường xuyên đối mặt với nguy cơ thua lỗ, phá sản. Trong đó, thiếu vốn được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng nhất, chi phối đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Theo ông Lưu Thống Nhứt, với quy mô nuôi lớn, doanh thu mỗi năm đạt khoảng 100 tỷ đồng, nhưng hiện DN ông cũng phải vay thế chấp tại ngân hàng khoảng 50 tỷ đồng. Mặc dù lãi suất vay nay đã giảm xuống dưới 15%/năm, nhưng theo ông Nhứt thì sau hai năm thất thu, số lời tích lũy trước đây đến nay cũng đã dần cạn. "Và nếu vụ tôm này mà tôi thất bát tiếp thì coi như về con số 0", ông Nhứt than thở. Chính vì vậy, sắp đến ngày phải trả nợ ngân hàng, ông Nhứt mong ngân hàng cho giãn nợ 24 tháng để có thêm thời gian khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đến thời điểm này, dòng vốn lãi suất thấp đã chảy, tuy nhiên chỉ đến được với những đối tượng đáp ứng đủ yêu cầu về xếp hạng tín dụng của các ngân hàng. Lãnh đạo Công ty TNHH Thủy sản Quang Minh (Cần Thơ) cho biết, do tình hình tài chính kinh doanh của công ty minh bạch, ổn định nên có nhiều ngân hàng tới chào mời vay vốn. Hiện, dư nợ của DN tại BIDV là khoảng 120 tỷ đồng. Nếu đầu năm DN vay với mức lãi suất từ 15-18%/năm thì từ tháng 7 trở lại đây đã giảm xuống còn 11%. Cũng với tình hình tài chính luôn tốt, tạo được niềm tin cho ngân hàng, Công ty thủy sản Miền Nam (South Vina - Cần Thơ) cho biết, họ cũng luôn được ngân hàng tạo điều kiện cho vay. Hiện nay, phần lớn các khoản vay của DN đều dưới 15%/năm. Ngoài các hỗ trợ về lãi suất, thời hạn cho vay cũng dễ dàng hơn, thay vì chỉ cho vay thời hạn ba, bốn tháng thì nay tăng lên từ sáu đến chín tháng với thủ tục đơn giản hơn nhiều. DN thủy sản Minh Phú (Cà Mau) hiện đang có mức vay vốn lưu động tại các ngân hàng hơn 2.000 tỷ đồng, với lãi suất tương đối ưu đãi. Theo lãnh đạo công ty, hiện DN đang được vay với lãi suất VND là 9%/năm và USD là 3,5 - 4%/năm.

Tuy nhiên, không phải DN nào cũng được các ngân hàng chào mời vay vốn lãi suất thấp như các DN kể trên. Theo phản ánh của các DN, rất nhiều DN vừa và nhỏ, người nông dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ này từ phía các ngân hàng. Nguyên nhân được các DN đưa ra là có rất ít những người đi vay trong số họ có thể đáp ứng các tiêu chí mà ngân hàng yêu cầu. Ðơn cử như việc không có nợ xấu, chứng minh được phương án kinh doanh hiệu quả, có tài sản thế chấp,... thì phần lớn chỉ các DN khỏe, có tình hình tài chính kinh doanh lành mạnh, hiệu quả mới đạt được.

Gỡ rào cản tín dụng

Thừa nhận thực trạng nhiều DN hiện không vay được vốn, một Tổng Giám đốc NHTMCP cho rằng, đó chủ yếu là những DN do làm ăn thua lỗ, nợ tồn đọng kéo dài cho nên ngân hàng không thể cho vay tiếp. Còn đối với những DN hoạt động ổn định, tình hình tài chính lành mạnh nhưng gặp khó khăn do hàng tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều thì ngân hàng vẫn sẵn sàng khoanh, giãn nợ và tiếp tục cho vay thêm.

Vụ trưởng Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Viết Mạnh cũng cho biết, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã có văn bản triển khai xuống các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó yêu cầu các ngân hàng triển khai ngay việc cho nông dân, DN chăn nuôi và thủy sản vay vốn, cũng như xem xét lại việc giãn nợ, hạ lãi suất vay đối với những khoản nợ cũ,... Ước tính sơ bộ tổng hợp của bốn ngân hàng Agribank, BIDV, VCB và MHB, tính đến ngày 15-9, dư nợ cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản đạt xấp xỉ 31.246 tỷ đồng, tổng số khách hàng còn dư nợ là hơn 367 nghìn khách hàng. Thực hiện gia hạn nợ đối với các khoản nợ cũ tính đến thời điểm 15-8, các ngân hàng nói trên cũng đã gia hạn nợ cho hơn 10 nghìn khách hàng, với dư nợ được gia hạn hơn 892 tỷ đồng. Bình quân lãi suất cho vay trong lĩnh vực thủy sản nhìn chung đã được các ngân hàng thực hiện áp dụng từ 13%/năm trở xuống.

Theo Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Văn Liệu, thời gian qua, ngân hàng luôn chú trọng thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi, trong đó có lĩnh vực  thủy sản, cụ thể: Mức lãi suất cho vay luôn thấp hơn lĩnh vực khác và thấp hơn các ngân hàng thương mại trên địa bàn từ 1% đến hơn 2%/năm. Từ năm 2010 đến nay, đối với chương trình cho vay thủy sản, chi nhánh đã cho 628 lượt khách hàng vay vốn với doanh số cho vay 75 tỷ đồng, dư nợ đến ngày 31-5-2012 là 249 tỷ đồng. Nhưng ông Liệu cũng cho biết, việc đầu tư cho vay lĩnh vực này cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Mặc dù nguồn vốn cho vay nông nghiệp nông thôn là cho vay ưu đãi lãi suất thấp, nhưng để huy động được nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này thì ngân hàng vẫn phải huy động từ nguồn huy động lãi suất cao. Hơn nữa, tình hình thời tiết diễn biến thất thường, các loại dịch bệnh thường xuyên xuất hiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Ðây là một trong những rủi ro lớn cho ngân hàng khi cho vay lĩnh vực nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng.  Do đó, để bảo đảm khả năng thu hồi nợ, ngân hàng kiến nghị Nhà nước cần chú trọng hơn đến các chính sách bảo hộ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn, triển khai các sản phẩm bảo hiểm cho nông nghiệp.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, trong cơ chế, thủ tục hành chính cho vay thủy sản hiện  còn nhiều bất cập. Ðơn cử như việc yêu cầu phải có đầy đủ hóa đơn mua-bán. Trong khi từ xưa đến nay, bà con nông dân luôn thực hiện mua bán trao tay, cho nên việc yêu cầu họ phải có hóa đơn chứng từ là quá khó. Mà nếu không có đầy đủ hóa đơn, thì ngân hàng cũng không thể giải ngân vốn cho vay. Bên cạnh vướng mắc này, phía DN cũng cho rằng, mặc dù lãi suất cho vay thủy sản đã được nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm xuống dưới 11%/năm nhưng so với các nước trong khu vực, lãi suất này còn ở mức tương đối cao. Do đó, để cạnh tranh đối với các nước trong khu vực cùng sản xuất, xuất khẩu thủy sản như Thái-lan, Ấn Ðộ thì cần ban hành thêm một số chính sách mới. Thí dụ như: tiếp tục hạ lãi suất cho vay, cần quy hoạch các vùng nuôi và quy hoạch các trại nuôi trồng thủy sản để sản xuất ra những loại giống tốt nhất. Ðồng thời, các DN cũng kiến nghị Nhà nước cần có  chính sách ưu đãi để khuyến khích các ngân hàng cho vay lĩnh vực này theo hình thức tín chấp, với hạn mức và thời hạn vay kéo dài hơn; phát huy vai trò của các cấp, hội, quỹ... trong việc bảo lãnh cho DN, hộ nông dân vay vốn

báo Nhân Dân
Đăng ngày 05/10/2012
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 23:00 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 23:00 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 23:00 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 23:00 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 23:00 26/11/2024
Some text some message..