Tìm đầu ra cho cá chình, cá bống tượng

Cũng như nhiều loại nông, thuỷ sản khác, đầu ra cho con cá chình, cá bống tượng lệ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Giá cá chình, cá bống tượng thương phẩm có lúc cao ngất ngưỡng, lúc thì rớt thê thảm.

Tìm đầu ra cho cá chình, cá bống tượng
Nông dân Tân Thành theo dõi quá trình sinh trưởng của cá bống tượng. Ảnh: HOÀNG VŨ

Với diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng trên 243 ha, hơn 230 hộ nuôi (cá chình 176 ha, cá bống tượng 76 ha), xã Tân Thành, TP Cà Mau được xem là thủ phủ của 2 loài cá này. Tuy nhiên, hiện nay, đầu ra bấp bênh do bán cho các tiểu thương xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc nên không ổn định.

nuôi cá, nuôi cá chình, nuôi cá bống tượng, mô hình nuôi cá, nông dân làm giàu

Thu hoạch cá chình tại gia đình ông Huỳnh Văn Hận.

Phó tịch UBND xã Tân Thành Trịnh Thanh Thuỳ cho biết, thời gian qua, địa phương cùng các sở, ngành tập trung tìm đầu ra ổn định cho bà con. Địa phương cũng phối hợp với UBND TP Cà Mau quy hoạch lại vùng nuôi và hướng dẫn người dân nuôi theo tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng theo thương hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận vào năm 2015. Bên cạnh đó, UBND xã liên hệ với các ngân hàng tạo điều kiện cho hộ dân được tiếp cận nguồn vốn vay, ổn định đời sống.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành Trịnh Thanh Thuỳ cũng thông tin: “Bước đầu phía đối tác Hàn Quốc chấp nhận và đánh giá cao về chất lượng, cũng như sản phẩm của con cá chình và cá bống tượng Tân Thành. Điạ phương đang tiếp tục tìm kiếm đối tác để mở rộng thị trường xuất khẩu sang Canada”.

Với 21 ao nuôi cá chình và cá bống tượng (diện tích 1,3 ha), sau mỗi vụ nuôi ông Huỳnh Văn Hận (Chín Hận), Ấp 3, xã Tân Thành thu lãi hơn 300 triệu đồng. Ông Hận cho biết: "Con cá chình và cá bống tượng có sức đề kháng tốt, ít rủi ro… Đặc biệt, người nuôi có thể tận dụng các loại cá tạp với giá rẻ để làm thức ăn nên tiết kiệm được chi phí ban đầu. Để dễ theo dõi cá, người nuôi dùng vó cho cá ăn, từ đó giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cá và đưa ra cách xử lý phù hợp".

Ông Chín Hận nhớ lại: Trước đây nghề nuôi cá chình, cá bống tượng được xem là nghề sản xuất siêu lợi nhuận. Ở thời điểm đó thị trường luôn ổn định, giá cá luôn ở mức cao. Nuôi 100 con cá, nếu thất thoát 70 con, số còn lại thu hoạch vẫn có lãi nhiều. Còn ở thời điểm này, nếu để thất thoát 30 con, thu hoạch 70 con coi như người nuôi trắng tay. Ông Chín Hận lý giải, do giá con giống, thức ăn tăng cao, thị trường không ổn định, giá cá thương phẩm bấp bênh.

Tuy trải qua nhiều thăng trầm với sự biến động thường xuyên của thị trường, nhưng nhờ sự cần cù, ham học hỏi, ông Chín Hận đã thành công với mô hình này trong nhiều năm liền.

Cũng theo ông Hận, có nhiều yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi. Bước đầu tiên là phải đào ao cho thật chuẩn. Kế đến là khâu xử lý ao nuôi và nguồn nước đạt yêu cầu rồi mới tiến hành thả giống. Song, để đảm bảo cá nhanh lớn, ngoài chế độ ăn phù hợp thì mực nước trong ao luôn trên 1,5 m. Kế đến là nguồn cá giống đóng vai trò quan trọng nhất. Khi mua cá giống, người dân thường chọn những con nhanh nhẹn, đều cỡ, nhiều nhớt… Nguồn giống được hộ nuôi mua tại các cơ sở kinh doanh có uy tín trên địa bàn với giá dao động khoảng 180 ngàn đồng/kg (tuỳ loại).

“Hồi nào tới giờ, mỗi khi cần bán cá, chúng tôi đều bốc điện thoại gọi cho vựa ở Bạc Liêu, Cà Mau để họ cho giá. Tuy có nhiều người mua nhưng chung quy đều chở lên TP Hồ Chí Minh giao lại cho thương lái, sau đó phần lớn được đóng thùng bán qua Trung Quốc. Thương lái Trung Quốc cho giá bao nhiêu, vựa mua bấy nhiêu, người nuôi cá như chúng tôi không biết đâu mà lần. Bây giờ sắp có nơi tiêu thụ ổn định nên không còn phải lo đầu ra”, ông Chín Hận chia sẻ.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 06/08/2019
Trung Đỉnh
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 06:51 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:51 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 06:51 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:51 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:51 06/11/2024
Some text some message..