ThS Ngô Thị Ngọc đã tập trung nghiên cứu chủ yếu ở một số hợp tác xã nuôi nghêu tại huyện Ba Tri. Phương pháp giám sát là chủ động quan sát bãi nuôi nghêu, ghi nhận các yếu tố thời tiết, đo các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn hàng ngày. Từ đó, phân tích số liệu thống kê mô tả, xem xét tương quan đơn biến và đa biến.
Thu và phân tích mẫu nghêu, nước bùn với tần suất hàng ngày khi có nghêu chết (trong tháng 2 và tháng 5), 3 ngày/lần khi không có nghêu chết, tháng/lần vào các thời điểm khác. Chỉ tiêu phân tích là NO2, NH3, H2S (nước); pH đất, nước, TSS, DO, định lượng Vibrio, V. parahaemolyticus, VK hiếu khí (nghêu, bùn, nước), KST (Perkinsus sp.,Ostrincola sp.,…), sinh vật bám, mô học (nghêu).
Qua nghiên cứu, ThS Ngô Thị Ngọc kết luận là có một kiểu nghêu chết hàng loạt ở Bến Tre, chủ yếu do biến đổi về thời tiết, môi trường. Đó là, tương quan đơn nhân tố như nhiệt độ, độ mặn, vị trí bãi nuôi và tỷ lệ nghêu có dấu hiệu bất thường (thịt vàng); tỷ lệ nhiễm trùng lông, cường độ nhiễm Perkinsus, mật độ Vibrio, vi khuẩn hiếu khí trong môi trường và trong nghêu cao có liên quan đến nghêu chết hàng loạt. Còn tương quan đa nhân tố là nhiệt độ, độ mặn, tỷ lệ nghêu có màu sắc thịt bất thường, vị trí bãi nuôi và mật độ có liên quan đến nghêu chết hàng loạt và hàm dự đoán xác xuất nghêu chết và dự đoán tỷ lệ nghêu chết tại Bến Tre đã được thiết lập.
Từ kết quả nghiên cứu của ThS Ngô Thị Ngọc đã có thể biết được các nguyên nhân để xử lý nhằm hạn chế tình trạng nghêu chết hàng loạt.