Tìm giải pháp cho tàu câu cá ngừ đại dương

Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.

tàu cá
Nhiều tàu khai thác cá ngừ đại dương đang neo lại tại khu vực cảng Hòn Rớ.

Tàu câu đèn nằm bờ

Đang là thời điểm tàu thuyền nhộn nhịp ra khơi khai thác CNĐD nhưng tại cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang), không ít tàu của ngư dân Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi vẫn neo lại bờ. Ông Nguyễn Thành Lâm, chủ tàu câu CNĐD ở tỉnh Bình Định chia sẻ: “Tàu tôi vào bờ đã gần 1 tháng nay. Tàu có công suất 180CV, mỗi chuyến câu CNĐD kéo dài khoảng 25 ngày, tiêu thụ hết khoảng 5.000 lít dầu diezel và gần 1.000 cây đá, cộng với chi phí thực phẩm và một số chi phí khác, mỗi chuyến ra khơi chúng tôi phải tốn hơn 150 triệu đồng”. Lý giải về nguyên nhân cho tàu neo lại bờ, ông Lâm cho biết, thời điểm trước Tết, khi CNĐD có giá hơn 150 nghìn đồng/kg, tàu nào ra khơi đánh bắt cũng có lãi hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Như tàu của ông Lâm, mỗi chuyến đi câu được khoảng 2,5 - 3 tấn CNĐD, lãi ròng gần 100 triệu đồng. Thế nhưng, từ khoảng tháng 3 trở lại đây, giá CNĐD tuột dốc thê thảm, có thời điểm chỉ còn 50 nghìn đồng/kg nên không ít tàu câu thua lỗ nặng. “Ra khơi đánh bắt mà thua lỗ thì đi làm gì. Chuyến này chắc chúng tôi phải tính kế sinh nhai khác”, ông Lâm cho biết. 

Tương tự, tàu cá của ông Huỳnh Phi Minh (Hòn Rớ) cũng neo lại bờ. Theo ông Minh, hơn chục năm nay, chưa bao giờ ông thấy giá cá rớt thê thảm đến vậy trong khi chi phí mỗi chuyến đi biển không ngừng tăng. Có đến hơn 40% tàu khai thác CNĐD bằng phương pháp câu đèn ra khơi là thua lỗ, số còn lại may lắm mới hòa vốn hoặc có chút lãi nhưng không đáng kể. “Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân mà còn ảnh hưởng lớn đến thương hiệu CNĐD Việt Nam”, ông Minh nhận định. Hiện nay, các chủ tàu đang nghe ngóng tin tức, nếu giá cá tăng trở lại sẽ tiếp tục ra khơi, còn không sẽ cho tàu nằm bờ hoặc chuyển sang các nghề khai thác khác.

Đâu là giải pháp?

Nghề câu đèn bắt đầu xuất hiện từ năm 2011, đến năm 2012 thì phát triển rầm rộ, có địa phương 100% tàu câu vàng truyền thống chuyển sang câu đèn. Tại Khánh Hòa, không chỉ các tàu câu vàng truyền thống mà ngay cả tàu làm nghề khác cũng chuyển sang câu đèn, có thời điểm trên địa bàn tỉnh có hơn 300 tàu câu CNĐD, sản lượng khai thác cao điểm năm 2012 đạt hơn 4.000 tấn. Trong khi đó, những tranh cãi xung quanh chất lượng CNĐD câu đèn vẫn chưa có lời giải đáp. Ngư dân cho rằng, thương lái lấy cớ chất lượng cá để ép giá; thương lái lại cho rằng, chất lượng cá câu đèn thấp, rủi ro cao, không xuất được giá cao nên phải thu mua với giá thấp. Một số ý kiến khác cho rằng công nghệ bảo quản, cách thức xử lý của ngư dân chưa tốt nên chất lượng CNĐD thấp… Điều đáng nói là thời gian qua, giá CNĐD câu đèn giảm đã kéo theo giá cá câu vàng truyền thống cũng giảm, từ hơn 170 nghìn đồng/kg thời điểm cuối năm 2011 giảm còn khoảng 100 nghìn đồng/kg thời điểm tháng 4-2013.

Mới đây, tại Phú Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị bàn giải pháp tổ chức lại sản xuất trong khai thác CNĐD. Nhiều ý kiến cho rằng, nên cấm hoặc hạn chế phát triển nghề câu tay kết hợp đèn cao áp; cần bảo vệ uy tín và thương hiệu CNĐD của Việt Nam trên thị trường thế giới; có chính sách khuyến khích phát triển, từng bước hiện đại hóa đội tàu khai thác cá ngừ; tổ chức tốt dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác cá ngừ trên biển và trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Võ Thiên Lăng - Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh: “Từ khi nghề câu CNĐD bằng tay kết hợp với đèn cao áp manh nha, chúng tôi đã cảnh báo đây là nghề câu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thế nhưng, vì ham sản lượng, hàng ngàn tàu, thuyền, thậm chí nhiều tàu công suất nhỏ, không rành kỹ thuật bảo quản CNĐD cũng ra biển để đánh bắt bằng đèn. Tôi cho rằng, trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên hạn chế tối đa hoặc cấm hẳn việc đánh bắt bằng phương pháp này; về lâu dài cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể về nghề này để có định hướng cho ngư dân”.

Theo kết quả khảo sát, đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn cùng các nhà nghiên cứu ở Khoa Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Nha Trang), có ít nhất 3 yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sản phẩm sau thu hoạch của nghề câu tay CNĐD. Theo đó, tốc độ thu câu càng nhanh, cá phản kháng càng nhiều, chất lượng càng kém; cá trước khi sơ chế càng lâu chết, vùng vẫy càng nhiều, chất lượng càng kém; việc xả máu cá càng triệt để, bỏ mang và nội tạng, được ngâm lạnh trước khi bảo quản thì chất lượng càng cao. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CNĐD dựa trên 3 yếu tố có ảnh hưởng này. Các giải pháp được nêu ra cụ thể như: Nghiên cứu sử dụng thiết bị giảm hiện tượng cá giẫy giụa, va đập khi đưa lên tàu. Cần trang bị hoặc nghiên cứu tạo ra dụng cụ làm cá chết nhanh, tránh va đập, bố trí các tấm nệm mút lót trên boong tàu, thành tàu, nơi tiến hành kéo cá lên tàu và sơ chế cá; nước đá dùng để bảo quản phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và đảm bảo đủ độ lạnh, đủ lượng dùng cho một chuyến biển; đầu tư thực hiện phương pháp ngâm hạ nhiệt sản phẩm CNĐD trước khi đưa sản phẩm xuống hầm bảo quản...

Từ ngày 30-6 đến nay, giá CNĐD được thương lái tại cảng Hòn Rớ thu mua đã tăng trở lại. Hiện, giá CNĐD câu đèn khoảng 70 nghìn - 75 nghìn đồng/kg; cá câu vàng khoảng 130 nghìn - 150 nghìn đồng/kg. Giá cá tăng, nhiều chủ tàu đang rục rịch chuẩn bị cho chuyến ra khơi mới với hy vọng chuyến đi sẽ có lãi.

 

báo Khánh Hòa
Đăng ngày 02/07/2013
thủy ba
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 16:50 13/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:50 13/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 16:50 13/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 16:50 13/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 16:50 13/01/2025
Some text some message..