Tìm giải pháp xử lý ô nhiễm trên sông Chà Và

Số lượng cá chết tại các lồng bè trên sông Chà Và thành phố Vũng Tàu tổng mức thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

ô nhiễm
Ô nhiễm sông Chà Và.

Từ nhiều năm nay, tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Chà Và, xã Long  Sơn, thành phố Vũng Tàu liên tục diễn ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá bè ở khu vực này. Tình trạng cá chết đêm ngày 5/9 rạng sáng ngày 6/9 ở mức độ nghiêm trọng hơn khiến người dân bức xúc và lo lắng. Trước tình hình này, chính quyền và các cấp ngành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt tay vào xử lý vụ việc

Tính đến thời điểm này đã có 16 hộ bị thiệt hại do cá chết. Số lượng cá chết tại các lồng bè trên sông Chà Và thành phố Vũng Tàu khoảng 30.000 con gồm cá bớp và cá chim, tổng mức  thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại các bè nuôi trên sông Chà Và. Hiện tượng này diễn ra từ năm 2008 đến nay, đặc biệt trong năm 2014, các lồng bè bị thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến cá chết hàng  loạt là do nước thải ở một số nhà máy chế biến hải sản nằm gần cổng xả số 6 của khu chế biến thủy sản xã Tân Hải, huyện Tân Thành đổ trực tiếp ra sông khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng. 6 cơ sở có nước thải ra cống số 6, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân Trung Sơn, Công ty Trách nhiện hữu hạn Phước An, Công ty TNHH Thịnh An, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Hòa Thắng, Doanh nghiệp Tư nhân chế biến hải sản Trọng Đức và Doanh nghiệp tư nhân Đại Quang.

Do bức xúc, người nuôi cá lồng bè đã mang cá chết đổ trước cửa các nhà máy này. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, một hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nói: “Đây là năm thứ 4 gia đình bị thiệt hại mất trắng hết. Lần này làm mạnh hơn để nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ người dân yên tâm nuôi cá để còn trả nợ”.

Tại cuộc họp khẩn sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở TN-MT chủ trì phối hợp với Sở NN-PTNT, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, UBND huyện Tân Thành và các đơn vị liên quan khẩn trương xuống trực tiếp kiểm tra sự việc, trấn an người nuôi cá lồng bè, công khai thông tin cho các cơ quan đại chúng chính xác, đầy đủ, kịp thời về sự việc. Bên cạnh đó, lấy mẫu phân tích và xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết. 

Theo bà Lê Thị Công, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có 3 nguyên nhân dẫn đến cá chết, đó là tình trạng khai thác cát trái phép; mật độ nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và dày đặc, thiếu khoa học dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm do thức ăn, và nguyên nhân nữa là do nước xả thải của các cơ sở chế biến hải sản nằm trong khu chế biến hải sản xã Tân Hải. Do đó cần phải kiểm tra toàn diện 22 cơ sở chế biến hải sản để rà soát lại việc chấp hành xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường  của từng cơ sở để tìm hướng giải quyết.

Bà Lê Thị Công nói:“UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành, chúng tôi sẽ thanh tra toàn diện, củng cố hồ sơ pháp lý trình UBND tỉnh để thực hiện dừng 18 cơ sở là rất quan trọng trong đó cả bột cá và chế biến hải sản”.

Hiện nay Viện Môi trường – Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP HCM đã tiến hành lấy mẫu nước thải của 6 cơ sở sản xuất surimi để đưa đi phân tích, tuy nhiên sớm nhất phải 15 ngày sau mới có kết quả chính xác. UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng ban hành văn bản đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các cơ sở chế biến hải sản tại khu vực xã Tân Hải, huyện Tân Thành để các cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá và tìm hướng xử lý về vấn đề xả thải, gây ô nhiễm.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: “Để xử lý tình hình ô nhiễm môi trường do chế biến hải sản tại Tân Hải, tỉnh cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt.Các sở ngành cũng đã tích cực xử lý nhưng rất đáng tiếc trong nỗ lực của địa phương nhưng  sự cố này vẫn xảy ra.  Quan điểm của tỉnh là không phải dân khiếu nại mà tỉnh mới đôn đáo chuyện này, vì đây là sự cố môi trường nghiêm trọng vì nó đã kéo dài hàng nhiều năm, chúng ta phải xử lý gấp để kịp thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người nuôi cá lồng bè”.

Với những giải pháp quyết liệt mà UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề ra, cùng với sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng, hy vọng những thiệt hại của người nuôi trồng thủy sản sẽ được giải quyết rốt ráo. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường nước trên sông Chà Và./.

VOV.VN, 10/09/2015
Đăng ngày 11/09/2015
CTV Thy Oanh/VOV- TP HCM
Môi trường

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 10:28 17/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 11:00 16/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 10:32 12/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 01:11 18/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 01:11 18/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 01:11 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 01:11 18/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 01:11 18/05/2024