Tìm hiểu hai loại tôm chủ lực ở Việt Nam

Tôm sú và tôm thẻ là một trong những đối tượng thủy sản được nuôi phổ biến ở Việt Nam và rất được thị trường ưa chuộng bởi độ thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Tôm thẻ
Tôm thẻ là một trong những loài thủy sản nuôi phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Tép Bạc

Đôi nét về tôm sú và tôm thẻ 

Được nuôi phổ biến bởi tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tôm thẻ là loại có kích thước khá nhỏ, thân tôm thẻ thường có màu vàng hoặc màu xanh rất nhạt, chân màu trắng, 6 đốt, dáng thon dài. Lớp vỏ ngoài của tôm khá mỏng, đôi khi có thể quan sát được cả phần chỉ trong thân tôm. 

Tôm sú có kích thước khá lớn, thông thường con cái có kích thước to hơn con đực. Sở hữu lớp vỏ ngoài dày có màu xanh dương đậm xen kẽ các vân màu xanh, đen hoặc vàng ở phần lưng, đây là đặc điểm rất dễ nhận biết tôm sú. Sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ.  

Tôm súTôm sú có kích thước khá lớn là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm,...

Khái quát đặc điểm sinh học của từng loại 

Tùy thuộc đặc điểm từng loài mà tôm sẽ có những chỉ tiêu khác nhau cho ao nuôi. Đối với sú, đây là loài động vật máu lạnh nên thân nhiệt của tôm chỉ có thể giao động ở mức nhiệt độ nhất định. Do đó, tôm cực kì mẫn cảm và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.  

Tôm sú ưa thích và phát triển ở nhiệt độ từ 28 - 30 ºC, nếu quá giới hạn sẽ khiến tôm dễ bệnh và chết; tôm không ưa ánh sáng và thường thích sống ở vùng đáy, do đó người nuôi nên giữ độ trong của nước không quá cao (trong khoảng 30 cm là hợp lí). Bên cạnh đó, độ kiềm phải được ổn định ở mức 80 – 120 mg/l (ở tốm thẻ là 120 – 180 mg/l), giúp tôm không bị sốc do biến đổi môi trường và tăng khả năng kháng bệnh, đồng thời quyết định phần lớn độ pH trong ao (Độ pH trong nước thích hợp cho tôm sú sinh trưởng vào khoảng 7.5 đến 8.5).  

Đối với tôm thẻ, là loài giáp xác rộng muối, chúng có thể sống trong môi trường nước có độ mặn từ 0 – 40 ‰ (độ mặn thích hợp để chúng sinh trưởng, phát triển tốt từ 10 – 25 ‰, với tôm sú là 15 – 20 ‰).  Ngoài ra, tôm thẻ còn có khả năng chịu được nhiệt độ thấp từ 6ºC (tuy nhiên, nhiệt độ để tôm phát triển nhanh nhất là 27ºC) và có thể nuôi được ở mật độ cao đến 150 con/m2.  

Giá trị kinh tế 

Nói đến giá trị kinh tế, tôm sú có ưu thế hơn tôm thẻ chân trắng về mặt kích cỡ to hơn, mùi vị giống tôm hùm nên chủ yếu cung cấp cho thị trường cao cấp. Tôm sú đã thành công bước đầu được gia hóa và chọn giống nên cho sức tăng trưởng nhanh 0,3g/ngày. Đặc biệt phù hợp với nuôi quảng canh hoặc mô hình tôm kết hợp với trồng lúa góp phần giảm bớt phần nào chi phí đầu tư ban đầu.

Chế biến tôm thẻTôm thẻ có thể được thả nuôi quanh năm và cho sản lượng cao gần gấp đôi so với tôm sú

Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng cũng không hề thua kém. Nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh, ngưỡng chịu mặn, nhiệt độ lớn và có khả năng nuôi ở mật độ cao; đồng thời đòi hỏi thức ăn có độ đạm (20-35%) thấp hơn so với tôm sú, dẫn đến giảm chi phí nuôi thấp và khả thi với các hệ thống khép kín hoặc hệ thống dị dưỡng. Do đó tôm thẻ chân trắng có thể được thả nuôi quanh năm và cho sản lượng cao gần gấp đôi so với tôm sú. 

Vậy nên chọn tôm thẻ hay tôm sú? 

Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng tôm sú và tôm thẻ vẫn là loại thực phẩm được nhiều người tin dùng bởi trong tôm chứa ít calo nhưng lại cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin b12, sắt, canxi, omega 3,...nhất là selen (một khoáng chất trong tôm khả năng làm giảm sưng viêm, tăng cường sức khỏe của tim mạch và có khả năng ngăn ngừa và kìm hãm một số tế bào ung thư). 

Thường thì tôm sú sẽ có phần thịt săn chắc và dai hơn tôm thẻ nên sẽ hợp chế biến thành các món nướng, nhờ phần vỏ dày nên sau khi nướng sẽ ít bị hao hụt phần thịt. Ngược lại, với ưu điểm là vỏ mỏng, dễ bóc tách trong quá trình sơ chế nên tôm thẻ thường được dùng trong các món hấp, rim hoặc nấu canh, mang lại độ ngọt thanh vừa phải. Tuy nhiên, chất lượng thịt và mùi vị của từng loại tôm sẽ khác nhau thế nên tùy vào sở thích và khẩu vị của mỗi người sẽ phù hợp với từng loại tôm. 

Đăng ngày 27/03/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Bão số 3 YAGI: Ứng phó và bảo vệ vật nuôi thủy sản trước khả năng thành siêu bão

Cơn bão số 3 đang hình thành ngoài khơi và có khả năng mạnh lên thành siêu bão, đe dọa đến vùng biển và vùng nuôi trồng thủy sản ven bờ tại Việt Nam. Đối mặt với thiên tai, việc bảo vệ vật nuôi thủy sản là nhiệm vụ cấp bách, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các hộ nuôi trồng và duy trì sản lượng sản xuất. Dưới đây là các biện pháp quan trọng giúp bảo vệ vật nuôi thủy sản trước sự tấn công của bão.

Bão YaGi
• 09:40 05/09/2024

Loài ốc bé nhỏ hạ gục kẻ thù bằng “mũi tên uất hận”

Xưa nay người ta chỉ rỉ tai nhau về sự “độc địa” của loài rắn, có lẽ ít ai ngờ rằng những con ốc vốn là loài nhuyễn thể trông rất vô hại nhưng không biết rằng trong số đó có một loài ốc mang tên Cone Snail có khả năng dẫn lối con mồi mà chúng nhắm đến vào giấc ngủ ngàn thu.

Ốc Cone Snail
• 10:26 20/08/2024

Cuộc đua giành thị phần toàn cầu của tôm thẻ chân trắng

Đứng trước cuộc đua giành thị phần trong ngành tôm thẻ chân trắng đang diễn ra mạnh mẽ. Liệu rằng quốc gia nào sẽ vươn lên trở thành “ông lớn” của ngành tôm thế giới?

Tôm thẻ
• 09:00 18/08/2024

IOTs được vận hành trong nuôi tôm như thế nào?

Trong bối cảnh công nghệ đang ngày càng len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, nuôi tôm - một ngành công nghiệp truyền thống cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Ao nuôi tôm
• 10:35 15/08/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 06:04 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 06:04 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 06:04 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 06:04 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 06:04 08/09/2024
Some text some message..