Tôm thẻ và tôm sú khác nhau như thế nào?

Tôm thẻ và tôm sú đều là hai loài tôm mang lại lợi nhuận và giá trị cao cho nhà nông, tuy nhiên để có thể chọn loại tôm phù hợp để tối đa hoá lợi nhuận lại rất khó khăn.

Tôm thẻ
Tôm thẻ và tôm sú là hai loại tôm mang lại nhiều lợi ích khác biệt. Ảnh: Tép Bạc

Ưu điểm của tôm sú  

Tôm sú là một loài tôm có kích thước lớn (từ 10 - 12 con/1kg) và có thể đạt tới 5 - 7 con/kg nếu được nuôi trong ao. Tôm sú là loài có khả năng phát triển nhanh chóng. Với môi trường nuôi trong ao, tôm giống từ 3cm được nuôi đạt được kích thước 75 - 100g chỉ trong vòng 5 đến 6 tháng. Tốc độ tăng trưởng của chúng sẽ chậm hơn ở độ mặn thấp. 

Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ từ 28-30oC. Chúng phát triển nhanh chóng khi ăn thức ăn chứa Protein động vật hoặc thực vật. FCR của tôm sú rơi vào khoảng 1,5 - 1,6.

Tôm sú là loại tôm có khả năng đạt kích thước lớn và giá thành cao hơn so với tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Tép Bạc

Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng 

Tôm thẻ chân trắng có khả năng phát triển nhanh như tôm sú. Có khả năng được nuôi mật độ cao lên đến 150 con/m2 trong ao và có thể lên đến 400 con/m2 - 500 con/m2 trong hệ thống nuôi tuần hoàn.  

Loài tôm này có khả năng chịu độ mặn tương đối rộng từ 2% đến 40%, thích hợp phát triển tại độ mặn tốt từ 10% đến 25%. Tôm thẻ có khả năng chịu được nhiệt độ thấp (từ 6 độ C). 

Loài tôm này đòi hỏi thức ăn có độ protein thấp hơn so với tôm sú (20% đến 35%). Điều này giúp chi phí nuôi tôm thẻ thấp hơn so với tôm sú. Tôm thẻ cũng có tỷ lệ FCR tốt hơn từ 1,1 đến 1,3.

Tôm thẻ chân trắng có khả năng phát triển nhanh

So sánh quy trình nuôi dưỡng và thu hoạch giữa tôm thẻ và tôm sú

Quy trình nuôi và thu hoạch
Tôm thẻTôm sú
Chuẩn bị ao nuôi 
Diện tích ao nuôi dao động từ 2000 – 5.000 m2, độ sâu ao tùy vào diện tích bề mặt, đảm bảo mực nước 1,2 – 1,5m. Đáy ao phải được bơm cát và bằng phẳng trước khi lót bạt. 
Diện tích ao nuôi từ 1500 – 3000 m2, trong đó: Ao lắng chiếm diện tích và lượng nước phải tương đương so với ao nuôi để có thể tránh tình trạng bị hụt nước. Ao phải có từ 1 - 2 cống thoát và xổ nước, cống phải được đặt gần nguồn nước để cấp tháo nước một cách dễ dàng nhất. 
Lựa chọn tôm giống 
Lựa chọn tôm giống tốt, khỏe mạnh và không nhiễm bệnh. Đồng thời thả tôm theo từng mật độ cụ thể sao cho phù hợp với từng loại ao, mật độ thả dao động 60 con/ m2.
Chọn giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, không bị nhiễm bệnh. Sử dụng PCR để kiểm tra và loại bỏ những tôm giống bị nhiễm bệnh hoặc yếu ớt ngay từ đầu để tránh tổn thất. 
Quản lý ao nuôi 

-  Thường xuyên trộn men tiêu hóa vào thức ăn, liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thường xuyên kiểm tra màu nước để điều chỉnh cho phù hợp.

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi: Ôxy, pH, độ trong, độ kiềm,...
Kiểm tra độ pH trong ao 2 lần mỗi ngày vào lúc 7h sáng và 15h chiều. Hạn chế lấy nước vào ao nuôi tôm, khi cần thì lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 đến khi dư lượng Chlorine trong nước hết thì bơm vào ao nuôi, mỗi lần cấp khoảng 20% lượng nước cho ao nuôi, vào lúc.
Thời gian thu hoạch

Khoảng 4 -8 giờ

Nên lựa chọn thời điểm vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Cần xây lều để tránh tác động ánh sáng mặt trời.

Từ ngày thứ 7 đến thứ 8 khi xác tôm lột nhiều. Diễn ra vào buổi sớm hoặc chiều tối từ 4 - 8 tiếng.

Khi tôm ăn đạt trọng lượng khoảng 15 - 20 g/con thì có thể thu hoạch.

Kết luận

Từ thông tin trên, có thể kết luận các ưu điểm và lợi ích của tôm thẻ và tôm sú như sau: 

Lợi nhuận

Tôm thẻ: Có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với tôm sú, nuôi mật độ cao, không bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng...

Tôm sú: Có thể nuôi được quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ và có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao và có giá bán cao hơn. Do đó, tỷ suất lợi nhuận cao và vốn đầu tư thấp.

Lợi ích

Tôm thẻ: Có khả năng chịu được điều kiện môi trường nước biển khắc nghiệt, chống chịu được tác động của các bệnh tật. Tôm thẻ có khả năng ăn uống tốt và dễ chăm sóc, thích nghi với nhiều loại thức ăn. 

Tôm sú: Là loại tôm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và vitamin. Được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm và có giá trị thương mại cao. 

Vì vậy, việc nuôi tôm thẻ hay tôm sú phụ thuộc vào mục đích sử dụng, điều kiện thực tế của trang trại và khả năng quản lý của người nuôi. Tuy nhiên, cả hai loại tôm đều có tiềm năng kinh tế cao nếu được nuôi và quản lý hiệu quả. 

Kết luận lại, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đòi hỏi việc quản lý phải chặt chẽ, chịu được rủi ro cao và vốn cao hơn để có thể xoay vòng vốn nhanh chóng. Việc nuôi tôm thẻ chỉ phù hợp với thâm canh, theo mùa để đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường, không thể lâu dài và bền vững như tôm sú. 

Đăng ngày 11/03/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:01 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:01 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:01 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:01 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 23:01 23/11/2024
Some text some message..