Tìm hiểu một số mô hình nuôi thủy sản bền vững

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và nạn khai thác thủy sản quá mức khiến nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị suy giảm. Việc xây dựng, triển khai các mô hình nuôi bền vững là điều cấp thiết, không những góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường mà còn hỗ trợ kinh tế, xã hội được ổn định và phát triển.

Nuôi trồng thủy sản
Nuôi thủy sản bền vững là một hệ thống nuôi trồng thủy sản đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội,...

Nuôi thủy sản bền vững là gì?

Nuôi thủy sản bền vững là một hệ thống nuôi trồng thủy sản đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường đều được bảo vệ và tối ưu hóa. Nhằm đảm bảo rằng các hoạt động nuôi trồng thủy sản được thực hiện một cách ổn định, bền vững trong suốt quá trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Để đạt được mục tiêu bền vững, các hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ và tăng cường khả năng phục hồi của các nguồn tài nguyên thủy sản. Chưa kể, nuôi trồng thủy sản bền vững còn giúp người dân có thêm nguồn thu nhập về kinh tế, tăng cường đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương.

Mô hình Aquaponics

Aquaponics là thuật ngữ kết hợp giữa aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và hydroponics (thủy canh) theo chu kỳ tuần hoàn khép kín. Hiểu một cách đơn giản thì hệ thống Aquaponics chính là sự tích hợp giữa nuôi cá và trồng rau với mục đích tối ưu hóa sử dụng nước và thức ăn. 

Mô hình gồm một bể cá và một hệ thống thủy canh. Thông qua việc sử dụng nước tuần hoàn từ bể cá đến khay rau, các chất thải của cá sẽ được các vi khuẩn nitrite chuyển hóa thành các dạng dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng hấp thu nhờ đó mà nước cũng được lọc sạch khi quay về bể nuôi cá. 

Aquaponics, mô hình nuôi thủy sản kết hợp mang tính hiệu quả và bền vững, giúp tiết kiệm nước và giảm thiểu chất thải, không có sự can thiệp của phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giúp bà con nông dân tạo ra sản phẩm thủy sản và nông sản chất lượng cao. Hệ thống này cũng cho phép kiểm soát chất lượng nước và môi trường nuôi, đảm bảo sức khỏe của cá và cây trồng. Đây là một lựa chọn đầy triển vọng cho những hộ dân, trang trại quan tâm đến các vấn đề sản xuất thực phẩm bền vững và đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề về an ninh thực phẩm.

Hệ thống lọc tuần hoàn RAS

Hệ thống tuần hoàn RAS bao gồm bao gồm ao nuôi canh tác, ao lắng và lọc cơ học, ao lọc sinh học, hệ thống đường ống cấp nước, thoát nước và sục khí. Bên cạnh đó là một loạt các quy trình bổ sung cho phép tái sử dụng nước thải trong ao nuôi. Hệ thống được chia thành hai loại: hệ thống nước tuần hoàn một phần (10-70% lượng nước tuần hoàn / ngày) và hệ thống tuần hoàn nước hoàn toàn (tỷ lệ trao đổi nước nhỏ hơn 10% ngày).

RASHệ thống tuần hoàn RAS. Ảnh: tomkimhawaii.com

Hệ thống này đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc,… để phục vụ các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Ưu điểm của hệ thống là tiết kiệm nước, tỷ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường (khoảng 100kg/m3), chất lượng cá nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường.

Điểm khác biệt cơ bản của RAS so với phương pháp nuôi truyền thống trong ao mở ngoài trời là tạo hệ sinh thái trong các bể (bồn) trong nhà với môi trường được kiểm soát. Từ đó việc chăn nuôi được thực hiện theo mô hình tuần hoàn lọc và làm sạch nước để đưa về các bể nuôi.

Mô hình MPAs 

MPAs (Marine Protected Areas), tức là khu bảo tồn biển. Mô hình nuôi thủy sản MPAs là một hình thức nuôi trồng thủy sản bền vững trong các khu bảo tồn biển. Trong mô hình này, các vùng biển được bảo vệ để giữ cho môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học được phát triển, đồng thời cũng cho phép diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản mang tính bền vững.

MPAs có thể bao gồm các khu vực giữa đáy biển, rặng san hô, vùng biển nông,..tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và nhu cầu của các loài thủy sản nuôi trồng. Ngoài ra, mô hình có thể bao gồm các đối tượng nuôi như cá, tôm, cua, sò và các sinh vật biển khác, thường được điều chỉnh để đảm bảo rằng hoạt động nuôi trồng không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường.

Mô hình nuôi thủy sản MPAs có thể tạo ra cơ hội việc làm cho người dân vùng ven biển, cải thiện kinh tế địa phương, đồng thời giúp bảo vệ và khôi phục các nguồn tài nguyên thủy sản. Tuy nhiên, việc thành lập và quản lý mô hình nuôi này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận nhằm đảm bảo sự bền vững.

Đăng ngày 12/04/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Tổng hợp

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:28 15/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:43 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 10:36 07/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:07 04/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 18:50 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:50 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:50 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:50 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:50 17/11/2024
Some text some message..